

Trong 13 bệnh nhân có 10 bệnh nhân ở thị xã Lai Châu, còn lại ở các huyện: Tam Đường, Phong Thổ. 100% bệnh nhân là trẻ em dưới 6 tuổi và khi nhập viện có biểu hiện của bệnh chân tay miệng như: ăn kém, chân, tay và miệng nổi nốt đỏ…
Bác sỹ Bệnh viên Đa khoa tỉnh kiểm tra sức khoẻ cho bệnh nhân nhi có biểu hiện của bệnh chân tay miệng.
Sau 3 đến 5 ngày theo dõi, điều trị cách ly theo phác đồ điều trị của bệnh chân tay miệng không có bệnh nhân nào biến chứng nặng hay phải chuyển tuyến trên. Đến ngày 20/3, 4 bệnh nhân đã bình phục và xuất viện, hiện sức khoẻ của 9 bệnh nhân còn lại đã hồi phục và có thể ra viện trong vài ngày tới. Mặc dù chưa có kết quả xét nghiệm của số bệnh nhân mới nhập viên nêu trên, song ở góc độ biểu hiện dịch tễ, bà Trần Thị Liên – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh nhận định đó là bệnh chân tay miệng. Bà Liên cho biết thêm, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh có 29 trường hợp mắc bệnh chân tay miệng. Rất may các ca bệnh đều biểu hiện nhẹ và được điều trị kịp thời nên không xảy ra biến chứng.
Do đó bà Liên khuyến cáo: thứ nhất là phải rửa tay bằng xà phòng với nước sạch thường xuyên cho trẻ và người nuôi giữ trẻ; thứ 2 là vệ sinh trong ăn uống, ăn chín uống sôi nhằm ngăn chặn bệnh lây qua đường tiêu hoá; thứ 3 khi phát hiện trẻ có biểu hiện loét miệng, nổi mụn ở lòng bàn tay, bàn chân đầu gối thì phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và được tư vấn; không nên cho trẻ tiếp xúc với những người nghi ngờ và bệnh nhân mắc bệnh chân tay miệng.
Tin đọc nhiều

Sin Suối Hồ nỗ lực phòng, chống bệnh sởi

Đáp ứng nhu cầu phòng bệnh trong cộng đồng
Phòng chống bệnh cúm mùa cho học sinh

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân
Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam
Những người thầy thuốc vì dân

Trung tâm Y tế huyện Nậm Nhùn: Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025)

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gặp mặt kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam









