

Qua giám sát cho thấy, công tác tuyên truyền, triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm thường xuyên được huyện Sìn Hồ quan tâm, triển khai đúng đối tượng: giai đoạn 2016 – 2019, UBND huyện tổ chức thực hiện 112 lớp, với 3.368 học viên. Các học viên được đào tạo nghề trong độ tuổi lao động và là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, ngành nghề phi nông nghiệp (sửa chữa máy nông nghiệp, điện, hàn, may công nghiệp và hướng dẫn viên du lịch) với 819 lao động tham gia đào tạo; số còn lại là lao động được đào tạo nghề nông nghiệp (trồng, chăm sóc cây ăn quả; trồng cây dược liệu; trồng lúa năng suất cao; thú y).
Tổng kinh phí thực hiện công tác đào tạo nghề giai đoạn 2016 – 2019 là 11.447,674 triệu đồng. Các học viên chủ yếu được đào tạo theo hình thức ngắn hạn (dưới 3 tháng) và đào tạo tại các thôn bản. Những năm qua, phương thức đào tạo có sự đổi mới, tập trung, chú trọng thực hành; học viên sau đào tạo áp dụng được kỹ thuật, kiến thức vào công việc. Lao động nông thôn được đào tạo nghề góp phần quan trọng nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, chuyển dịch cơ cấu lao động; biết áp dụng các ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả cao, góp phần cùng địa phương thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Lao động sau đào tạo nghề đều có nhu cầu tìm việc làm, nhưng số lao động đi làm việc theo giới thiệu của huyện thông qua các tổ chức tuyển chọn lao động còn thấp. Số lao động sau đào tạo tự chuyển đổi nghề nghiệp chưa cao, mỗi năm có khoảng 500 lao động được tạo việc làm mới thông qua nghề phi nông nghiệp và làm việc tại các công ty.
Đồng chí Tống Thanh Bình – Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Đoàn giám sát phát biểu tại buổi làm việc với UBND huyện Sìn Hồ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, đào tạo nghề trên địa bàn huyện Sìn Hồ còn tồn tại một số bất cập, hạn chế: công tác lãnh, chỉ đạo ở một số địa phương có lúc, có nơi chưa sát sao, toàn diện. Thực hiện các quy định của pháp luật về đào tạo nghề đôi lúc còn chậm, hiệu quả chưa cao; cân đối ngân sách, xã hội hóa trong đào tạo nghề chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn.
Qua các buổi giám sát, làm việc với UBND huyện, các thành viên trong Đoàn đánh giá cao kết quả huyện Sìn Hồ đạt được trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; đồng thời các thành viên cũng nêu rõ những tồn tại, hạn chế để huyện sớm có giải pháp khắc phục.
Đoàn giám sát kiểm tra mô hình trồng cây đương quy tại xã Tả Ngảo.
Phát biểu tại buổi làm việc với UBND huyện Sìn Hồ, đồng chí Tống Thanh Bình – Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Đoàn giám sát yêu cầu UBND huyện tiếp tục chỉ đạo, nâng cao chất lượng công tác thanh kiểm tra lĩnh vực đào tạo, dạy nghề và thực hiện nghiêm túc các kết luận thanh, kiểm tra. Thời gian tới, huyện cần chú trọng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phối hợp tốt giữa chính quyền địa phương – đơn vị đào tạo và cơ quan quản lý Nhà nước, đảm bảo đào tạo nghề sát với nhu cầu thực tế của địa phương. Huyện cần chủ động nguồn ngân sách bố trí đối ứng, kêu gọi xã hội hóa để nâng cao hiệu quả đào tạo, dạy nghề và bố trí việc làm…
Đoàn giám sát đã đi thực tế kiểm tra mô hình trồng cây đương quy tại xã Tả Ngảo và hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện. Theo kế hoạch, dự kiến thời gian tới, Đoàn sẽ tiếp tục giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động tại một số địa phương trong tỉnh.

Đồng chí Giàng A Tính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở xã Sì Lở Lầu và Dào San

Đại hội Đảng bộ Thi hành án Dân sự tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

Duyệt văn kiện Đại hội Đảng bộ xã Mường Than, Mường Kim

Duyệt văn kiện Đại hội Đảng bộ xã Lê Lợi, Pa Tần

Thống nhất về chính trị, tư tưởng, hành động

Cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc

Đảng bộ Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực 1 - Phong Thổ: Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

Duyệt Văn kiện Đại hội Đảng bộ các xã Khoen On, Than Uyên








