

* “Công nghệ gắn với phát triển xanh và bền vững”
Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến với các điểm cầu. Điểm cầu tỉnh Lai Châu có các đồng chí lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị liên quan dự.
Tại Hội nghị, 12 chủ thể thuộc 2 tỉnh Lai Châu và Lạng Sơn đã thuyết trình, giới thiệu về sản phẩm tới các đại biểu, nhà phân phối, doanh nghiệp, chủ đầu tư với các sản phẩm: gạo, chè, mật ong, cá lăng, gà, dược liệu của tỉnh Lai Châu; na, dầu sở, bún ngô khô, khâu nhục Mạnh Tuấn, heo khô mắc mật, vịt quay là các đặc sản của tỉnh Lạng Sơn.
Đại diện Hợp tác xã Thanh Xuân (huyện Than Uyên) thuyết trình sản phẩm gạo Séng cù.
Sau khi nghe các chủ thể trình bày, đội ngũ chuyên gia, cố vấn chuyển giao công nghệ, nhà đầu tư, quỹ đầu tư, nhà phân phối, hệ thống các siêu thị, các sàn thương mại điện tử đã trao đổi, hỏi đáp và trả lời các nội dung liên quan đến thông tin sản phẩm như: truy xuất nguồn gốc, kiểm nghiệm, vệ sinh an toàn thực phẩm, tem mác, mã vạch, vấn đề tiêu thụ…
Tại Hội nghị, một số nhà phân phối đã kết nối đặt hàng, tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Lai Châu và Lạng Sơn. Đây là hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ thể OCOP trong việc kết nối giao thương, kết nối với các chuyên gia, các nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của đơn vị, giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, mở rộng kênh phân phối sản phẩm. Đồng thời, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của tỉnh Lai châu và của cả nước.

Thành phố Lai Châu: Đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản

Mang ấm no, hạnh phúc đến với nhân dân

Quản lý, vận hành kênh mương hiệu quả phục vụ sản xuất
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi

Công bố quyết định thành lập các Đội quản lý Điện lực khu vực và công tác cán bộ

Nùng Nàng vào vụ thu hoạch lê

Nhiều giải pháp giảm nghèo ở Bình Lư
Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Tam Đường







