

Những ngày đầu tháng 4, khi biết thông tin ở một số tỉnh trâu bò bị bệnh viêm da nổi cục, gia đình ông Lò Văn Sơn - bản Muông (xã Mường Cang, huyện Than Uyên) đã triển khai rắc vôi bột khử trùng chuồng trại để phòng bệnh cho gia súc. Ông Sơn chia sẻ: “Gia đình tôi hiện đang nuôi 2 con bò. Qua theo dõi trên ti vi và cơ quan chuyên môn tôi nắm được thông tin về bệnh viêm da nổi cục trên gia súc, tôi đã chủ động các biện pháp phòng bệnh bảo vệ đàn vật nuôi như: rắc vôi, phun thuốc khử trùng, vệ sinh chuồng, đảm bảo dinh dưỡng cho gia súc, tiêm phòng theo hướng dẫn của cán bộ thú y”.
Được biết, huyện Than Uyên có trên 50.000 con gia súc, chủ yếu là trâu, bò. Để chủ động phòng, chống bệnh viêm da nổi cục, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp các xã tăng cường tuyên truyền đến người chăn nuôi về bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và công tác phòng, chống dịch, bệnh. Đồng thời, triển khai các biện pháp phun tiêu độc khử trùng tại các trang trại chăn nuôi tập trung, khu vực chăn thả gia súc, chuồng trại của các hộ. Đặc biệt, khuyến cáo bà con bổ sung thức ăn dinh dưỡng cao để tăng sức đề kháng cho gia súc.
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Than Uyên hướng dân bà con bản Muông, xã Mường Cang cách phát hiện bệnh viêm da nổi cục trên bò.
Tìm hiểu chúng tôi được biết, từ đầu tháng 10/2020 đến nay, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xảy ra tại 163 xã, thuộc 65 huyện của 18 tỉnh, thành phố trong cả nước (hiện vẫn còn hơn 40 ổ dịch). Mặc dù trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp trâu, bò mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh, nhưng do đặc tính của bệnh này lây chủ yếu từ ruồi, muỗi, ve và qua việc vận chuyển, giết mổ gia súc mang mầm bệnh, nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, lây lan vào địa bàn tỉnh rất cao.
Ông Phạm Anh Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Bệnh viêm da nổi cục là bệnh truyền nhiễm do vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Vi rút này không gây bệnh trên người, mà chủ yếu lây qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve và do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 4 - 14 ngày; tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh 10 - 20% và tỷ lệ chết 1 - 5%. Khi trâu, bò mắc bệnh sẽ có triệu chứng như: sốt cao, bỏ ăn, giảm tiết sữa, da và niêm mạc nổi những nốt sần có đường kính khoảng 2 - 5cm, đặc biệt là ở vùng da cổ, đầu, bầu vú, cơ quan sinh dục và vùng đáy chậu.
Hiện nay, toàn tỉnh có 303.760 con gia súc, trong đó, 93.758 con trâu, 21.675 con bò, 188.327 con lợn và có 10 trang trại chăn nuôi, 7 Hợp tác xã hoạt động chăn nuôi. Để bảo vệ đàn gia súc và không để bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò lây lan vào địa bàn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh ban hành công văn yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận biết những đặc điểm về bệnh; triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh... ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh vào địa bàn.
Các huyện, thành phố ban hành công văn tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò. Phổ biến, tuyên truyền đến người chăn nuôi về nguy cơ, triệu chứng, cách phòng bệnh; đồng thời khuyến cáo người dân kịp thời phát hiện bệnh báo cơ quan chức năng nhằm có biện pháp khoanh vùng, dập dịch.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền người dân áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Quan tâm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thường xuyên khử trùng, diệt côn trùng ruồi, muỗi, ve; bổ sung dinh dưỡng cho trâu, bò; theo dõi những con có biểu hiện lạ có biện pháp giải quyết. Đối với các cơ quan chuyên môn phối hợp cùng địa phương chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình dịch bệnh, kiểm soát tốt công tác phòng, chống dịch bệnh nhất là việc giết mổ, sản phẩm từ gia súc không rõ nguồn gốc. Kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển trái phép sản phẩm, buôn bán động vật không có nguồn gốc xuất xứ khi chưa qua kiểm dịch.
Nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật nói chung và bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò nói riêng. Ngoài sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn, huyện, thành phố, người chăn nuôi cần nâng cao ý thức trong chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo đàn vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt.

Thành phố Lai Châu: Đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản

Mang ấm no, hạnh phúc đến với nhân dân

Quản lý, vận hành kênh mương hiệu quả phục vụ sản xuất
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi

Công bố quyết định thành lập các Đội quản lý Điện lực khu vực và công tác cán bộ

Nùng Nàng vào vụ thu hoạch lê

Nhiều giải pháp giảm nghèo ở Bình Lư
Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Tam Đường







