Thứ tư, 02/07/2025 - 06:13
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Công An
    • Biên Phòng
    • Quân Sự
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Mường Tè
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Huyện Tam Đường
    • Xem thêm...
Vấn đề hôm nay
Chuyện chanh leo ở Tân Uyên mất giá
K.Kiên - T.Trang
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ tư, 09/09/2020 14:35
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Cây chanh leo (chanh dây) từng được ví như “hạt ngọc xanh”, “cây xóa đói, cây làm giàu”… Cũng vì thế, trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Tân Uyên nói riêng, diện tích cây chanh leo ngày càng lớn. Đến nay, nhiều vườn chanh leo đã cho thu hoạch, tuy nhiên sâu bệnh và nhất là giá quá thấp khiến nhiều người đang lâm vào cảnh dở khóc dở cười.

Bài 1: Nỗi lo chanh leo

Đến nay, dù quả chanh leo đã đến kỳ thu hoạch nhưng những người nông dân ở Tân Uyên chẳng có một chút niềm vui.

Bệnh diện rộng
Chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh là chủ trương rất đúng thời cuộc, trúng tâm lý của người dân, có tầm nhìn xa và phát triển bền vững. Những giống cây mới được đưa về đồng đất Lai Châu không chỉ tạo khí thế mới mà còn mang đến thu nhập cao cho người dân. Có thể kể ra đây rất nhiều loại cây như nhóm cây dược liệu, lương thực, cây ăn quả, thậm chí cả hoa, cây cảnh… đều là những “cần câu vàng” cho nông dân toàn tỉnh vươn lên xóa đói, giảm nghèo và làm giàu bền vững. Tuy nhiên “vạn sự khởi đầu nan” giống cây mới sẽ là cơ hội mới nhưng đồng thời cũng là phương thức canh tác, tiêu thụ mới và đương nhiên cũng sẽ mang đến những thách thức mới. Hiện nay, cây chanh leo ở huyện Tân Uyên đang phải đối mặt với thách thức này.
Còn nhớ trong những ngày chớm hạ, tháng 3 vừa qua, chúng tôi cùng lãnh đạo thị trấn Tân Uyên xuống thăm vườn chanh leo của gia đình anh Hoàng Văn Anh và chị Mai Thị Liên (Tổ dân phố số 3, thị trấn Tân Uyên). Thời điểm đó, 250 gốc chanh leo trên diện tích gần 5.000m2 của gia đình chị Liên đang bén rễ, leo giàn. Những mầm chanh leo mơn mởn, khỏe khoắn bám chặt vào giàn, vươn lên trong nắng, tràn căng nhựa sống cùng nụ cười và niềm tin vào một vụ thắng lớn của vợ chồng người nông dân này không chỉ khiến những người dân trong vùng mà cả chúng tôi cũng tràn đầy hy vọng. Được sự khuyến khích của chính quyền và hứa hẹn của những nhân viên Tập đoàn Nafoods (lời của chị Liên), “ông bà chủ” đã mạnh dạn vay 150 triệu đồng từ ngân hàng để trồng chanh leo. Chú trọng chăm bón, những giàn chanh leo lớn nhanh rồi bật nụ, đơm hoa, kết quả. Nhìn vườn chanh lúc lỉu quả, vợ chồng chị Liên mừng lắm. Thế nhưng chỉ sau 4 tháng, khi trở lại, dù chanh đã phủ kín giàn, mà nụ cười trên môi cùng bao niềm hy vọng của chị Liên đã tan biến, thay vào đó là những tiếng thở dài và cái lắc đầu ngao ngán.
Dẫn chúng tôi ra thăm vườn chanh, chị Liên không giấu nổi niềm thất vọng. Vừa tha thẩn gom những quả chanh leo rụng đầy mặt đất, rồi lại ngán ngẩm sờ nắn những quả còn đang bám trên dây bằng ánh nhìn buồn bã, tiếc nuối, chị Liên khoát tay: “Gần như cả vườn chanh bị bệnh hết, chả biết bệnh gì nhưng đã phun thuốc mấy lần theo hướng dẫn mà không khỏi. Cứ đà này, khéo tôi phải “cắm sổ đỏ” mà trả nợ mất thôi!”.
Theo lời kể của chị Liên, từ khi mùa mưa bắt đầu, trên vườn chanh leo của chị và nhiều gia đình khác xuất hiện bệnh lạ, đầu tiên là những đốm nâu nhỏ trên lá rồi lan sang quả, khiến chanh ngả màu vàng, quắt tóp lại, rồi rụng. Nhìn vốn liếng, công lao đang “đội nón ra đi”, vợ chồng anh chị Anh - Liên đã làm đủ cách, gần như ăn ngủ ngoài vườn. Lúc bệnh trở nặng thành dịch thì mới thấy cán bộ kỹ thuật của “Công ty” (cách gọi của người dân dành cho nhân viên của Tập đoàn Nafoods) và cán bộ kỹ thuật huyện xuống thăm hỏi rồi hướng dẫn phun thuốc. Như “vớ được cọc”, hửng nắng lên người dân phun thuốc cứu chanh nhưng ngặt một nỗi, mưa thì cứ thườn thượt kéo dài, thuốc phun xong không thấy tác dụng mà vườn chanh cứ héo úa dần dần…
Không chỉ vườn chanh leo của nhà chị Liên, nhiều vườn khác, khi chúng tôi đến cũng chứng kiến những hình ảnh tương tự và những tiếng thở dài không giấu nổi. Theo thống kê đến khoảng đầu tháng 8/2020 có từ 15-20% diện tích chanh leo trên địa bàn tỉnh bị bệnh này. Các cơ quan chuyên môn của huyện gọi đây là bệnh “loang dầu”. Bệnh này không hiếm gặp nhưng khó chữa, đặc biệt là vào mùa mưa. Khi bị bệnh cây chanh leo gần như không phát triển được, quả sẽ bị héo, thối. Nếu không chữa trị được có thể sẽ phải cắt dây. Theo tính toán của chúng tôi, hiện nay, toàn huyện Tân Uyên có hơn 30ha chanh leo thì có đến 1/5 diện tích bị bệnh. Như vậy, bệnh đã lan trên diện rộng và nhiều người nông dân như vợ chồng chị Liên trên địa bàn huyện Tân Uyên đang chưa biết phải tìm cách nào để cứu chanh.
Giá bán thấp
Theo bà con, nếu giá chanh leo cao thì bệnh đến đâu bà con vẫn quyết tâm khắc phục. Nhưng thực tế giá chanh leo không được như kỳ vọng của người dân.
Khi chúng tôi đến, anh Tòng Văn Dung (bản Bút Dưới, xã Trung Đồng) đang cân chanh và ghi chép cho các hộ mang chanh leo đến nhà anh tập kết để bán. Anh không phải là nhân viên của công ty nào cả, chỉ là người làm giúp, là đại điện điểm tập kết, đầu mối thu mua chanh leo cho người dân. Không giấu nổi nỗi thất vọng, anh Dung thở dài: “Chết đói thôi! Rồi anh giải thích: Khi được cán bộ huyện, “công ty” tập huấn, người ta cũng nói quả chanh leo sẽ được chia làm 3 mức để thu mua. Loại VIP là từ trên 20.000 đồng, loại B là trên 12.000 đồng và loại xấu, không xuất dạng quả được, dùng để hút dịch thì giá 3.500-4.000 đồng/kg. Chúng tôi cũng hiểu rằng, quả VIP thì sẽ không nhiều nhưng khi người dân mang những quả VIP được lựa chọn đúng như được hướng dẫn thì “công ty” lại không đồng ý mà yêu cầu “mang về công ty phân loại lại” rồi mới gọi điện báo kết quả phân loại về cho chúng tôi”.
Như để chứng minh những điều bất hợp lý, anh Dung dẫn ra gia đình ông Mùa A Tà (bản Hua Cưởm, xã Trung Đồng) mang đến điểm tập kết 263kg nhưng sau khi đơn vị thu mua chọn lại thì chỉ được có 9kg loại VIP (giá 20.000 đồng), loại B: 137kg (8.000 đồng/kg), loại dùng để hút dịch 98kg (3.500 đồng/kg) còn hàng loại (7kg) không tính tiền. Như vậy, tổng số tiền mà nhà ông Tà thu được với gần 3 tạ chanh leo chỉ có vỏn vẹn 1,616 triệu đồng. Không chỉ ông Tà, trong dãy dài danh sách các gia đình bán chanh chúng tôi thấy số lượng quả được chọn vào loại “VIP” rất hiếm có con số lên đến hàng chục.
Cũng tại nhà anh Dung, chúng tôi gặp chị Lò Thị Thượng đang mang chanh leo đi bán. Chị Thượng cho biết, nhà chị vay mượn được hơn 100 triệu đồng để trồng hơn 400 gốc chanh leo. Đến nay chị đã bán được 3 lần, mỗi lần cũng đến vài chục cân quả nhưng số tiền thu về mới được có hơn 1 triệu đồng. Như vậy tương đương khoảng 1% chi phí bỏ ra (chưa tính công chăm sóc và thuê người làm). Cười mà như mếu, chị Thượng thốt lên: “Giá mà ăn được thay cơm!”.
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy, “công ty” đã làm gần như hoàn toàn đúng với cam kết về mức giá so với những gì đã hứa. Tuy nhiên, vấn đề ở đây lại là khâu lựa chọn sản phẩm. Theo như người dân khẳng định, bà con đã lựa chọn rất kỹ, đóng gói sản phẩm theo hướng dẫn và quy định của bên thu mua. Quả “VIP” mà bà con tự chọn còn không có đến một vết xước nhưng những quả “không tì vết” đó lại không được tôn trọng. Cụ thể là những quả người dân đã lựa chọn xếp vào loại VIP thì “công ty” mang về phân loại lại và thông báo đến người dân hầu như “không đạt”. Sau khi đơn vị này phân loại lại thì số tỷ lệ đạt loại VIP cực kỳ thấp.
Có hai vấn đề khiến người dân nghi ngờ về tính khách quan trong việc phân loại này. Thứ nhất là tại sao không phân loại ngay trước mặt người dân để “ba mặt một nhời”. Thứ hai là tại sao khi hướng dẫn kỹ thuật phân loại, quả có một vài vết xước trên vỏ vẫn được xếp loại VIP mà khi “mang về công ty” phân loại thì lại bị “đánh tụt” xuống loại B (2 loại này chênh lệch nhau tới 12.000 đồng/kg). Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển của “công ty” nếu quả bị xước, xát, dập nát thì người dân phải chịu, nghĩa là nếu có rủi ro trong quá trình vận chuyển của “công ty” thì người nông dân cũng chịu nốt.
Một nghịch lý khác là nếu người nông dân mang chanh leo đi bán tự do thì giá tối thiểu trên thị trường là 15.000 đồng/kg, mà ở đó không cần “loại VIP”. Những người nông dân chúng tôi được tiếp cận đều có chung một nhận định: Giá quá thấp. Đơn vị thu mua nói gì? Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh tới độc giả.
(Còn nữa)

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Lai Châu sắp xếp lại bộ máy: Khi người dân và chính quyền cùng đồng hành đổi mới

Kỳ 3: Dân chủ, công tâm trong sắp xếp cán bộ sau sáp nhập

Kỳ 2: Ý Đảng – thuận lòng dân

Trang Địa Phương

Thành phố Lai Châu Mường Tè Nậm Nhùn Phong Thổ Sìn Hồ Than Uyên Tân Uyên Tam Đường
Có thể bạn quan tâm
Đừng để “ma men” dẫn lối đến tù tội

Đừng để “ma men” dẫn lối đến tù tội

Tăng cường kiểm soát hàng hoá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường kiểm soát hàng hoá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cần linh hoạt thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng

Cần linh hoạt thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng

Lớp học “đặc biệt” ở một nơi “đặc biệt”

Lớp học “đặc biệt” ở một nơi “đặc biệt”

Lời tự thú sau “song sắt” của “bóng hồng” lạc lối

Lời tự thú sau “song sắt” của “bóng hồng” lạc lối

Rà soát, di dời, sắp xếp dân cư vùng có nguy cơ sạt lở

Rà soát, di dời, sắp xếp dân cư vùng có nguy cơ sạt lở

Bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Đảm bảo dòng chảy tối thiểu của các công trình thủy điện

Đảm bảo dòng chảy tối thiểu của các công trình thủy điện

Tin cùng chuyên mục
Mong điện về vùng khó
Mong điện về vùng khó
Vấn đề hôm nay
28/05/2025 10:58
Cái tên Xa Tổng nghe thôi đã thấy xa xôi, cách trở. Khi mặt trời khuất núi cũng là lúc 17 gia đình thuộc nhóm hộ Xa Tổng (xã Mù Sang, huyện Phong Thổ) lại tất tả đi thắp đèn dầu hoặc chạy máy phát điện mini. Bởi, ở đây vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Và, mơ ước có ánh sáng của điện lưới quốc gia để thuận lợi sinh hoạt, sản xuất luôn thường trực trong mỗi người dân nhóm hộ Xa Tổng.
Kỳ 3: Để Đề án 06 trở thành trụ cột bền vững của chuyển đổi số
─ Hành trình “số hóa” ở vùng biên ─ Kỳ 3: Để Đề án 06 trở thành trụ cột bền vững của chuyển đổi số
Vấn đề hôm nay
24/05/2025 11:05
Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân là tiếng gọi thiêng liêng và là nhiệm vụ cao cả của mỗi chiến sỹ Công an Lai Châu trên mảnh đất biên cương đầy gian khó. Song, dẫu có gian nan, nhọc nhằn đến đâu, lực lượng Công an tỉnh cũng không quản, quyết tâm hoàn thành việc cấp căn cước công dân (CCCD) và xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với mục tiêu: Không để vùng biên đi sau đồng bằng.
Kỳ 2: Giá trị nhân văn và phục vụ an sinh từ Đề án 06
─ Hành trình “số hóa” ở vùng biên ─ Kỳ 2: Giá trị nhân văn và phục vụ an sinh từ Đề án 06
Vấn đề hôm nay
23/05/2025 15:42
Phục vụ an sinh chính là đích đến cuối cùng từ Đề án 06 của Chính phủ về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, ở Lai Châu cũng không ngoại lệ. Nhưng giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp bao đời của người Việt Nam: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, thì Đề án 06 đã thể hiện rõ mục tiêu đó thông qua chủ trương thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sỹ vừa được tỉnh Lai Châu thực hiện đầu tháng 5 vừa qua.
Nâng cao ý thức phòng, chống tội phạm
Nâng cao ý thức phòng, chống tội phạm
Vấn đề hôm nay
22/05/2025 10:38
Thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ thành phố Lai Châu thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm theo tinh thần Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức phòng, chống tội phạm, tạo sự đồng thuận trong nhân dân về thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của thành phố.
 Hành trình “số hóa” ở vùng biên
─ Bài dự thi Giải Báo chí “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” ─ Hành trình “số hóa” ở vùng biên
Vấn đề hôm nay
21/05/2025 11:34
Đưa công nghệ số, xã hội số lên mảnh đất ở địa đầu đất nước như Lai Châu là một nhiệm vụ không dễ dàng bởi những đặc thù không thể dùng phép so sánh. Ấy vậy, với sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, trong đó có sự nỗ lực rất lớn của lực lượng công an, Đề án 06 của Chính phủ về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” đã và đang mang đến những tư duy mới, hiệu quả mới, phục vụ đắc lực cho thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh Lai Châu và đời sống nhân dân.
Phát hiện 720kg mì chính thiếu thông tin xuất xứ hàng hóa
Phát hiện 720kg mì chính thiếu thông tin xuất xứ hàng hóa
Xã Hội
20/05/2025 20:50
Phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh) vừa phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 2 (Chi cục Quản lý thị trường) kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh buôn bán hàng hóa không ghi xuất xứ hàng hóa.
Thiếu nước sản xuất ở Chù Lìn
Thiếu nước sản xuất ở Chù Lìn
Xã Hội
20/05/2025 09:30
Bản Chù Lìn là bản vùng cao của xã Hồ Thầu (huyện Tam Đường), bản có địa hình dốc, với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc Dao. Thời gian gần đây, tình trạng thiếu nước sản xuất thường xuyên diễn ra, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân. Trước thực trạng đó, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên (MTV) Quản lý Thuỷ nông Lai Châu đã phối hợp với cấp uỷ, chính quyền xã có những giải pháp để khắc phục, cung cấp nước phục vụ sản xuất cho bà con nhân dân trên địa bàn bản Chù Lìn.
Kỳ 2: Ấm no nhờ có Đảng
─ Dân tộc Lự ở Tam Đường - Vững bước dưới cờ Đảng ─ Kỳ 2: Ấm no nhờ có Đảng
Chính trị
15/05/2025 15:12
Cùng với sự gương mẫu, trách nhiệm, tiên phong của đảng viên dân tộc Lự, hàng loạt các chính sách hỗ trợ của Đảng, nhà nước được cấp ủy, chính quyền địa phương quyết liệt lãnh, chỉ đạo, cụ thể hóa nghị quyết, tập trung mọi nguồn lực đem đến cuộc sống mới đối với đồng bào dân tộc Lự, huyện Tam Đường.
Dân tộc Lự ở Tam Đường - Vững bước dưới cờ Đảng
Dân tộc Lự ở Tam Đường - Vững bước dưới cờ Đảng
Chính trị
15/05/2025 09:30
Đồng bào dân tộc Lự - là dân tộc thiểu số rất ít người, dưới 10.000 người ở Lai Châu sinh sống rải rác ở các bản thuộc huyện Tam Đường. Nhờ làm theo lời dạy của Bác Hồ bà con tập trung phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Đuối nước ở trẻ em - Nỗi đau còn đó
Đuối nước ở trẻ em - Nỗi đau còn đó
Vấn đề hôm nay
14/05/2025 15:49
Vừa qua, trên địa bàn huyện Than Uyên xảy ra vụ trẻ em bị tai nạn đuối nước thương tâm, để lại nỗi đau khôn nguôi không thể bù đắp cho gia đình, người thân. Điều này, không chỉ gióng lên hồi chuông cảnh báo mà còn đặt ra vấn đề cấp thiết đối với các cấp, các ngành, địa phương trong việc phòng ngừa tai nạn đuối nước cho trẻ em phải thật sự hiệu quả, nhất là khi kỳ nghỉ hè đang cận kề.
Huyện Nậm Nhùn: Tích cực phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại
Huyện Nậm Nhùn: Tích cực phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại
Vấn đề hôm nay
14/05/2025 15:25
Là huyện vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn, song hoạt động thương mại tại Nậm Nhùn những năm gần đây có sự khởi sắc. Hàng hóa lưu thông mạnh tại trung tâm xã, thị trấn và khu vực biên giới, góp phần cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, còn tình trạng kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, vi phạm niêm yết giá, hàng hết hạn sử dụng, kém chất lượng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như: thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 3016 ngày 30/06/2025
Báo Lai Châu Số 3015 ngày 27/06/2025
Báo Lai Châu Số 3014 ngày 26/06/2025
Báo Lai Châu Số 3013 ngày 25/06/2025
Báo Lai Châu Số 3012 ngày 23/06/2025
Báo Lai Châu Số 3011 ngày 20/06/2025
Báo Lai Châu Số 3010 ngày 19/06/2025
Báo Lai Châu Số 3009 ngày 18/06/2025
Báo Lai Châu Số 3008 ngày 16/06/2025
Báo Lai Châu Số 3007 ngày 13/06/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo Lai Châu.
Quyền Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Hà - Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên - Nguyễn Ngọc Truyền - Trần Văn Dũng
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: Đường Nguyễn Lương Bằng - phường Đông Phong - TP Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.