Thứ tư, 25/06/2025 - 14:26
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Công An
    • Biên Phòng
    • Quân Sự
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
    • Dự báo thời tiết
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Mường Tè
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Huyện Tam Đường
    • Xem thêm...
Vấn đề hôm nay
Phía sau lời “từ hôn” của nữ sinh lớp 8
Thu Trang
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ hai, 01/04/2024 10:36
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Ở một số bản vùng cao nơi người dân tộc Mông cư ngụ, hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn đeo bám dai dẳng, thế nhưng chưa có nhiều phụ nữ mạnh dạn phản kháng, bảo vệ mình. Cho đến khi thầy, cô giáo Trường THCS Hố Mít (huyện Tân Uyên) nhận được lá thư cầu cứu của Thào Thị V. (học sinh lớp 8 của trường).

“Chết còn hơn lấy chồng bây giờ”
Đây là một câu trong lá thư cầu cứu của em Thào Thị V. (bản Thào, học sinh lớp 8, Trường THCS Hố Mít) gửi các thầy, cô giáo để được can thiệp việc bị gia đình bắt lấy chồng sớm. Đáng bàn hơn khi người mà gia đình lựa chọn lại chính là cậu họ của V.; 2 nhà ở cùng bản, cách nhau chỉ một con suối. Em V. sinh năm 2010, năm nay mới 14 tuổi; người cậu họ sinh năm 2007 (hơn V. 3 tuổi). Nội dung lá thư của V. làm nhói tim bậc cha, mẹ; gieo nên những nỗi xót thương cho các thầy, cô giáo và cả sự trăn trở của cấp ủy, chính quyền địa phương.
V. đi học cách nhà 10km nên nhà trường bố trí ở nội trú, thứ 2 em xuống trường và cuối tuần về thăm nhà. Lá thư cầu cứu này được viết sau khi nhà trường đã can thiệp, vận động gia đình cho em tiếp tục đi học sau đợt nghỉ tết Nguyên đán 2024. Những lời em nói trong thư giống như tia sáng lấp lánh giữa bầu trời mù sương, bởi tháng năm im lìm trôi qua, chưa bao giờ trên những bản người Mông có người phụ nữ nào dám dũng cảm nói ra điều ấy.
Nói như vậy là bởi theo chị Giàng Thị Mang - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hố Mít, phụ nữ Mông lớn lên từ bản và sướng khổ, buồn vui cũng chỉ xung quanh nơi này; an phận, cam chịu với cuộc sống, không có ước mơ, khát khao lớn hơn. Chỉ cần đến tuổi cập kê là lấy chồng, sinh con; có chồng con, có ruộng, có nương làm ra hạt thóc, hạt ngô là đủ ấm no cả đời… Họ không có giới hạn của sướng hay khổ, hạnh phúc hay đau buồn, không than phiền, kêu ca, so đo tính toán… Cuộc sống của họ bao nhiêu cũng là đủ và đó có phải là hạnh phúc?

Tổ công tác liên ngành của xã Hố Mít tuyên truyền, vận động gia đình tiếp tục cho em V. đi học và không kết hôn sớm, kết hôn cận huyết.

Thông tin từ chính quyền xã, mẹ của Thào Thị V. sinh năm 1992 (32 tuổi), bố sinh năm 1991 (33 tuổi). Như vậy, khi mẹ sinh V. cũng chỉ tầm tuổi em bây giờ hoặc hơn một chút và chưa đủ tuổi kết hôn. Mẹ V. muốn con gái theo chân mình, còn bà nội lại càng muốn vun đắp cho em sớm thành vợ chồng với cậu của mình hơn. Phần là vì sợ em mải mê chuyện học hành, quá tuổi sẽ không ai lấy; phần khác sẽ thương nhau hơn vì là anh em trong nhà và của cải sẽ không mất đi đâu. Từ quan điểm ăn sâu đó, nên đời đời, kiếp kiếp, những người phụ nữ ở bản vùng cao mãi chỉ biết “ưng cái bụng” là theo bạn trai kéo về nhà làm dâu.
Hệ lụy từ tảo hôn
Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết những năm trước, trên địa bàn xã có 2 cặp vừa tảo hôn, vừa cận huyết. Một cặp là con của chị gái lấy con của em gái (bản Thào); 1 cặp là con của anh trai lấy con của em gái (bản Tà Hử). Những cặp này đã từng sinh con nhưng chỉ một thời gian ngắn thì con chết và một trong 2 cặp sinh một con nhưng sức khỏe yếu và bị suy sinh dưỡng. Đến nay, tỷ lệ các cặp vợ chồng tảo hôn và hôn nhân cận huyết đã giảm so với nhiều năm trước, nhưng năm 2023, trong 24 cặp vợ chồng lấy nhau vẫn có tới 12 cặp tảo hôn, từ đầu năm đến nay có 1 cặp tảo hôn/4 cặp vợ chồng lấy nhau. Do lứa tuổi của các “ông bố”, “bà mẹ” bất đắc dĩ chưa hoàn thiện về thể chất, tâm sinh lý, cộng với quan hệ cận huyết nên tỷ lệ thấp còi của trẻ trên địa bàn xã chiếm 23%, tỷ lệ trẻ không đảm bảo cân nặng chiếm 22%. Song, có lẽ đây chỉ là con số báo cáo, còn thực tế, có thể cao hơn.
Nạn tảo hôn bao năm qua vẫn là vấn đề nhức nhối khiến cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã tốn rất nhiều thời gian, công sức can thiệp. Quan điểm cho con lấy vợ/chồng sớm đã có trong tiềm thức của đồng bào. Họ muốn các con sớm yên bề gia thất để ổn định cuộc sống; lấy vợ để có thêm lao động phụ giúp công việc gia đình, đồng áng và sinh con nối dõi tông đường. Thế nên có những em học sinh còn đeo khăn quàng trên vai, chưa phải là đoàn viên đã bị giục lấy chồng; có những người chừng 40 tuổi đã lên chức “bà”, chức “ông”. Thêm vào đó, mạng xã hội phát triển rầm rộ, bố mẹ cho con sử dụng điện thoại thông minh sớm nên các em chỉ cần kết bạn, tìm hiểu yêu đương qua nhắn tin, thấy thích nhau, dù chưa có tình yêu nhưng đã muốn theo về ở cùng. Chính những chóng vánh nông nổi đó, nhiều chị em lập gia đình, về ở với nhau nhưng tình yêu không nảy nở, sinh con rồi nhưng sẵn sàng bỏ chồng, bỏ con đi làm thuê hoặc biệt xứ không về.

Lá thư cầu cứu của em Thào Thị V. gửi cô giáo Trường THCS Hố Mít.



Hậu quả tảo hôn nếu xử lý đúng theo quy định của pháp luật thì những cá nhân liên quan sẽ phải đối mặt với nhiều mức độ xử phạt khác nhau. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: Tảo hôn là những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, phong tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có hệ lụy rất lớn đó là khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những tác nhân có hại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội. Do đó, pháp luật hiện hành quy định chế tài xử phạt hành chính từ 1 triệu đồng đến 20 triệu đồng tùy theo hành vi vi phạm hoặc có thể phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Ngoài ra, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cả hệ thống chính trị vào cuộc
Để chấm dứt được vấn nạn này đối với đồng bào dân tộc Mông nói chung, ở Hố Mít nói riêng trong thời gian ngắn có lẽ là điều không tưởng. Anh Bùi Tiến Sỹ, Phó Chủ tịch UBND xã Hố Mít - người “nằm lòng” địa bàn và quá thông thuộc tập tục, thói quen của bà con nơi đây cũng xác nhận: Xã có tỷ lệ đồng bào Mông cao, chiếm tới 97%, việc tảo hôn giống như đến mùa thì lúa trỗ đòng đơm bông, cây ngô trưởng thành thì ra bắp vậy. Bố mẹ trước đây tảo hôn nên không thể răn dạy, giáo dục đầy đủ cho con để thấy được tác hại của việc lấy vợ, chồng sớm. Ngoài ra, do biết sự can thiệp, ngăn cản của chính quyền, các gia đình tìm cách né tránh, giấu việc các con đi lại với nhau. Thay vì bắt vợ, kéo vợ như trước thì nay họ lẳng lặng để các con về ở với nhau không thông báo cho những người xung quanh. Sau khi làm hết các thủ tục theo phong tục người Mông mới mời anh em họ hàng và đến nhà gái ra mắt. Hoặc khi tổ công tác liên ngành của xã phát hiện thì bố mẹ cho biết các cháu chỉ đến chơi nhà, nhưng theo dõi một thời gian, các bé gái đã có thai nên việc can thiệp xử lý là vô cùng khó.
Khi nội dung lá đơn của em Thào Thị V. được thông tin rộng rãi thì nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể tích cực phối hợp với nhà trường, cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng công an vào cuộc gỡ khó. Khi các lực lượng đến nhà làm công tác tư tưởng, mẹ của V. cho biết sẽ không can thiệp vào chuyện yêu đương, hôn nhân của con mình. Trước đó, dịp sau tết Nguyên đán, gia đình cũng đã từng ký vào bản cam kết không bắt con gái nghỉ học ở nhà lấy chồng.
Với quan điểm xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu phải gắn với bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc…, ngày 22/12/2023, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu giai đoạn 2024-2030. Việc ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đẩy lùi những thói quen, quan điểm quá lỗi thời, cũ kỹ của một bộ phận người dân. Trong đó có việc xóa bỏ nạn tảo hôn, bảo vệ bình quyền phụ nữ để hướng tới cuộc sống văn minh trong thế giới hiện đại.
Nghị quyết số 15-NQ/TU hướng đến mục tiêu chung nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể và nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu trong nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh; ngăn ngừa, hạn chế, tiến tới xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, góp phần xây dựng văn hóa và con người Lai Châu tiên tiến, mang đậm bản sắc giá trị truyền thống các dân tộc trong tỉnh, tạo nên sức mạnh nội sinh quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, xây dựng Lai Châu trở thành tỉnh khá trong khu vực miền núi phía Bắc.
Luật ban hành đã rõ, nghị quyết cũng đã được tỉnh thông qua và xây dựng kế hoạch thực hiện với mục tiêu cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, rất mong chính quyền, lực lượng chức năng từ tỉnh đến cơ sở cần mạnh mẽ áp dụng chế tài của pháp luật, địa phương để những quan niệm, phong tục xưa cũ lạc hậu, lỗi thời, cản trở bước tiến văn minh nhân loại không còn cơ hội tồn tại trong xã hội ngày nay. 

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Phong Thổ: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát

Lai Châu vững bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Cây chia – Hướng phát triển kinh tế mới của huyện Than Uyên

Trang Địa Phương

Thành phố Lai Châu Mường Tè Nậm Nhùn Phong Thổ Sìn Hồ Than Uyên Tân Uyên Tam Đường
Có thể bạn quan tâm
Tăng cường kiểm soát hàng hoá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường kiểm soát hàng hoá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cần linh hoạt thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng

Cần linh hoạt thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng

Lớp học “đặc biệt” ở một nơi “đặc biệt”

Lớp học “đặc biệt” ở một nơi “đặc biệt”

Lời tự thú sau “song sắt” của “bóng hồng” lạc lối

Lời tự thú sau “song sắt” của “bóng hồng” lạc lối

Rà soát, di dời, sắp xếp dân cư vùng có nguy cơ sạt lở

Rà soát, di dời, sắp xếp dân cư vùng có nguy cơ sạt lở

Bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Đảm bảo dòng chảy tối thiểu của các công trình thủy điện

Đảm bảo dòng chảy tối thiểu của các công trình thủy điện

Mong điện về vùng khó

Mong điện về vùng khó

Tin cùng chuyên mục
Kỳ 3: Để Đề án 06 trở thành trụ cột bền vững của chuyển đổi số
─ Hành trình “số hóa” ở vùng biên ─ Kỳ 3: Để Đề án 06 trở thành trụ cột bền vững của chuyển đổi số
Vấn đề hôm nay
24/05/2025 11:05
Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân là tiếng gọi thiêng liêng và là nhiệm vụ cao cả của mỗi chiến sỹ Công an Lai Châu trên mảnh đất biên cương đầy gian khó. Song, dẫu có gian nan, nhọc nhằn đến đâu, lực lượng Công an tỉnh cũng không quản, quyết tâm hoàn thành việc cấp căn cước công dân (CCCD) và xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với mục tiêu: Không để vùng biên đi sau đồng bằng.
Kỳ 2: Giá trị nhân văn và phục vụ an sinh từ Đề án 06
─ Hành trình “số hóa” ở vùng biên ─ Kỳ 2: Giá trị nhân văn và phục vụ an sinh từ Đề án 06
Vấn đề hôm nay
23/05/2025 15:42
Phục vụ an sinh chính là đích đến cuối cùng từ Đề án 06 của Chính phủ về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, ở Lai Châu cũng không ngoại lệ. Nhưng giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp bao đời của người Việt Nam: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, thì Đề án 06 đã thể hiện rõ mục tiêu đó thông qua chủ trương thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sỹ vừa được tỉnh Lai Châu thực hiện đầu tháng 5 vừa qua.
Nâng cao ý thức phòng, chống tội phạm
Nâng cao ý thức phòng, chống tội phạm
Vấn đề hôm nay
22/05/2025 10:38
Thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ thành phố Lai Châu thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm theo tinh thần Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức phòng, chống tội phạm, tạo sự đồng thuận trong nhân dân về thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của thành phố.
 Hành trình “số hóa” ở vùng biên
─ Bài dự thi Giải Báo chí “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” ─ Hành trình “số hóa” ở vùng biên
Vấn đề hôm nay
21/05/2025 11:34
Đưa công nghệ số, xã hội số lên mảnh đất ở địa đầu đất nước như Lai Châu là một nhiệm vụ không dễ dàng bởi những đặc thù không thể dùng phép so sánh. Ấy vậy, với sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, trong đó có sự nỗ lực rất lớn của lực lượng công an, Đề án 06 của Chính phủ về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” đã và đang mang đến những tư duy mới, hiệu quả mới, phục vụ đắc lực cho thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh Lai Châu và đời sống nhân dân.
Phát hiện 720kg mì chính thiếu thông tin xuất xứ hàng hóa
Phát hiện 720kg mì chính thiếu thông tin xuất xứ hàng hóa
Xã Hội
20/05/2025 20:50
Phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh) vừa phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 2 (Chi cục Quản lý thị trường) kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh buôn bán hàng hóa không ghi xuất xứ hàng hóa.
Thiếu nước sản xuất ở Chù Lìn
Thiếu nước sản xuất ở Chù Lìn
Xã Hội
20/05/2025 09:30
Bản Chù Lìn là bản vùng cao của xã Hồ Thầu (huyện Tam Đường), bản có địa hình dốc, với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc Dao. Thời gian gần đây, tình trạng thiếu nước sản xuất thường xuyên diễn ra, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân. Trước thực trạng đó, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên (MTV) Quản lý Thuỷ nông Lai Châu đã phối hợp với cấp uỷ, chính quyền xã có những giải pháp để khắc phục, cung cấp nước phục vụ sản xuất cho bà con nhân dân trên địa bàn bản Chù Lìn.
Kỳ 2: Ấm no nhờ có Đảng
─ Dân tộc Lự ở Tam Đường - Vững bước dưới cờ Đảng ─ Kỳ 2: Ấm no nhờ có Đảng
Chính trị
15/05/2025 15:12
Cùng với sự gương mẫu, trách nhiệm, tiên phong của đảng viên dân tộc Lự, hàng loạt các chính sách hỗ trợ của Đảng, nhà nước được cấp ủy, chính quyền địa phương quyết liệt lãnh, chỉ đạo, cụ thể hóa nghị quyết, tập trung mọi nguồn lực đem đến cuộc sống mới đối với đồng bào dân tộc Lự, huyện Tam Đường.
Dân tộc Lự ở Tam Đường - Vững bước dưới cờ Đảng
Dân tộc Lự ở Tam Đường - Vững bước dưới cờ Đảng
Chính trị
15/05/2025 09:30
Đồng bào dân tộc Lự - là dân tộc thiểu số rất ít người, dưới 10.000 người ở Lai Châu sinh sống rải rác ở các bản thuộc huyện Tam Đường. Nhờ làm theo lời dạy của Bác Hồ bà con tập trung phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Đuối nước ở trẻ em - Nỗi đau còn đó
Đuối nước ở trẻ em - Nỗi đau còn đó
Vấn đề hôm nay
14/05/2025 15:49
Vừa qua, trên địa bàn huyện Than Uyên xảy ra vụ trẻ em bị tai nạn đuối nước thương tâm, để lại nỗi đau khôn nguôi không thể bù đắp cho gia đình, người thân. Điều này, không chỉ gióng lên hồi chuông cảnh báo mà còn đặt ra vấn đề cấp thiết đối với các cấp, các ngành, địa phương trong việc phòng ngừa tai nạn đuối nước cho trẻ em phải thật sự hiệu quả, nhất là khi kỳ nghỉ hè đang cận kề.
Huyện Nậm Nhùn: Tích cực phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại
Huyện Nậm Nhùn: Tích cực phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại
Vấn đề hôm nay
14/05/2025 15:25
Là huyện vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn, song hoạt động thương mại tại Nậm Nhùn những năm gần đây có sự khởi sắc. Hàng hóa lưu thông mạnh tại trung tâm xã, thị trấn và khu vực biên giới, góp phần cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, còn tình trạng kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, vi phạm niêm yết giá, hàng hết hạn sử dụng, kém chất lượng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như: thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh.
Tiêm vắc-xin cho vật nuôi: Cách phòng dại hiệu quả
Tiêm vắc-xin cho vật nuôi: Cách phòng dại hiệu quả
Vấn đề hôm nay
12/05/2025 09:08
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố Lai Châu ghi nhận 1 ổ dịch bệnh dại và 1 trường hợp người tử vong do bệnh dại. Để phòng, chống bệnh dại hiệu quả, UBND thành phố Lai Châu chỉ đạo cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tỷ lệ bao phủ tiêm vắc-xin phòng dại trên vật nuôi cũng như thực hiện tốt hơn nữa công tác truyền thông trong cộng đồng dân cư.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 3013 ngày 25/06/2025
Báo Lai Châu Số 3012 ngày 23/06/2025
Báo Lai Châu Số 3011 ngày 20/06/2025
Báo Lai Châu Số 3010 ngày 19/06/2025
Báo Lai Châu Số 3009 ngày 18/06/2025
Báo Lai Châu Số 3008 ngày 16/06/2025
Báo Lai Châu Số 3007 ngày 13/06/2025
Báo Lai Châu Số 3006 ngày 12/06/2025
Báo Lai Châu Số 3005 ngày 11/06/2025
Báo Lai Châu Số 3004 ngày 09/06/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo Lai Châu.
Quyền Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Hà - Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên - Nguyễn Ngọc Truyền - Trần Văn Dũng
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: Đường Nguyễn Lương Bằng - phường Đông Phong - TP Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.