

Ở trong nước, khi nhận được thông tin trên, Nhân dân khắp các miền đều bất bình trước thái độ ngang ngược của phía Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, khẳng định quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Các hành động trên không chỉ đơn thuần thể hiện tình yêu nước, tự tôn dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Nhân dân Việt Nam mà một lần nữa cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc và cũng một phần thể hiện thái độ của Việt Nam trước hành động xâm phạm chủ quyền ngang ngược của phía Trung Quốc.
Các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, doanh nghiệp cũng đã lên tiếng phản đối hành động sai trái của Trung Quốc. Các doanh nghiệp bày tỏ sự bất bình về hành động của Trung Quốc như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia. Tiếp đó là Nghiệp đoàn Nghề cá cũng cực lực phản đối hành động đơn phương sai trái của Trung Quốc. Ngày 11/5 Nghiệp đoàn Nghề cá tỉnh Quảng Nam đã phản đối Trung Quốc. Ngày 9/5, Hội Luật gia Việt Nam đã ra tuyên bố: Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại Việt Nam. Ngày 10/5, Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã gửi điện tới Hội Hữu nghị Trung Quốc - Việt Nam bày tỏ quan ngại và sự bất bình của Nhân dân Việt Nam trước hành động trên của Trung Quốc. Các trường học, đoàn thanh niên, công nhân, tri thức ở các địa phương khắp 3 miền cũng đã phản đối.
Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Đối với đồng bào ta ở nước ngoài, hành động trên của Trung Quốc là không thể chấp nhận được. Từ khắp các nước trên thế giới, các hành động cụ thể hướng về Việt Nam, hướng về biển, đảo thân yêu đã diễn ra. Từ Nga, Mỹ, liên minh Châu Âu, Thái Lan, Nhật Bản và cả ở điểm nóng của thế giới - Ucraina bà con Việt Kiều đã xuống đường phản đối Trung Quốc. Ngay tại Đài Loan của Trung Quốc, hàng ngàn sinh viên, người Việt sống ở đây cũng phản đối hành động của Trung Quốc.
Đáng nói hơn, có không ít người không phải là công dân Việt Nam mà là công dân của các nước cũng phản đối Trung Quốc. Bằng ý thức, lương tri và lẽ phải họ xuống đường, mang băng zôn, biểu ngữ để phản đối Trung Quốc.
Ngày 10/5, các Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng ở khu vực. Các Ngoại trưởng cũng đề nghị các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các vấn đề trong hòa bình và tuân thủ các thỏa thuận đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc.
Phía bên kia bán cầu, công dân, tri thức, các nhà chính trị và đặc biệt Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kery đã liên tiếp lên án hành động khiêu khích của Trung Quốc.
Liên minh Châu Âu (EU) và các nước thành viên cũng rất quan tâm tới sự việc trên Biển Đông. Trong đó, một số nước đã bày tỏ quan điểm rất thẳng thắn về vấn đề và cho rằng hành động của Trung Quốc là đáng lo ngại, nguy hiểm.
Có thể nói, hành động sai trái của Trung Quốc đã đi ngược lại với những gì Trung Quốc đã tuyên bố, thậm chí là ký kết, trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Bởi vậy, Việt Nam hoàn toàn tự tin về sự phù hợp luật pháp trong sự việc này. Dư luận trong nước phản đối kịch liệt, cộng đồng Quốc tế với nhiều cường quốc cũng lên án gay gắt hành động khiêu khích kể trên.
Tin đọc nhiều
Hành trình “số hóa” ở vùng biên

Phát hiện 720kg mì chính thiếu thông tin xuất xứ hàng hóa

Thiếu nước sản xuất ở Chù Lìn

Kỳ 2: Ấm no nhờ có Đảng

Dân tộc Lự ở Tam Đường - Vững bước dưới cờ Đảng

Đuối nước ở trẻ em - Nỗi đau còn đó

Huyện Nậm Nhùn: Tích cực phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại

Tiêm vắc-xin cho vật nuôi: Cách phòng dại hiệu quả








