

Việc tận dụng rơm sau thu hoạch lúa giúp vệ sinh đồng ruộng, lại có thêm nguyên liệu trồng nấm rơm. Năm 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ và chuyển giao công nghệ tỉnh đã trồng thí điểm trên 100 bịch nấm sò tại gia đình ông Hảng A Chu (bản Phan Chu Hoa, xã Nùng Nàng). Sau hơn 2 tháng trồng, mô hình cho thu hoạch những sản phẩm đẹp, đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình, góp phần ổn định cuộc sống.
Ông Hảng A Chu (bản Phan Chu Hoa, xã Nùng Nàng) chăm sóc nấm sò.
Ông Chu chia sẻ: “Được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ và chuyển giao công nghệ tỉnh hướng dẫn kỹ thuật trồng, tôi trồng nấm trong nhà. Vụ đầu tiên, nấm to, trắng đẹp, thu hoạch được 4-5kg nấm/ngày, bán với giá 60 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, thu lãi trên 5 triệu đồng”. Theo ông Chu, trồng nấm sò trong nhà chỉ vất vả phần đóng bịch, phân tầng, không tốn nhiều công sức chăm sóc, nấm thích ẩm nên cần tưới nước thường xuyên. Rơm ủ trong 20 ngày, sau đó lót một tấm lưới mỏng trên mặt bịch nấm, rải 3 lớp rơm, tưới nước thường xuyên vào buổi sáng, chiều. Khoảng 10 ngày sau, nấm bắt đầu sinh trưởng và sau 1 tháng cho thu hoạch. Không gian trồng nấm cần vệ sinh sạch sẽ, kín đáo, tránh ánh nắng nhiều hoặc ẩm ướt quá.
Ngay sau khi thu hoạch xong vụ mùa, gia đình ông Chu đã tận dụng rơm, rạ của gia đình để làm nguyên liệu trồng nấm. Hiện, gia đình ông Chu trồng trên 400 bịch nấm, mỗi ngày cho thu hoạch 15 - 18kg (trong khoảng 2 tháng), trừ chi phí, mỗi vụ nấm gia đình ông Chu thu gần 20 triệu đồng.
Thấy mô hình trồng nấm sò của gia đình ông Chu chi phí đầu vào ít, thời gian thu hoạch nhanh, hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ trong bản đã đến học tập và làm theo...
Theo ông Trần Ích Khiêm - cán bộ phòng dịch vụ tư vấn Trung tâm Ứng dụng tiến bộ và chuyển giao công nghệ tỉnh: Mô hình trồng nấm sò nông dân dễ tiếp cận lại hiệu quả. Thời gian tới, Trung tâm sẽ nhân rộng mô hình tại các huyện: Phong Thổ, Than Uyên, Sìn Hồ…; chủ động tìm đầu mối tiêu thụ ổn định và lâu dài, thành lập tổ hợp tác rau màu tại địa phương (trong đó có nấm rơm) để nông dân có thể trao đổi, học hỏi kỹ thuật sản xuất, góp phần giảm chi phí và nâng cao năng suất các loại hoa màu.
Tin đọc nhiều

Nậm Nhùn sẵn sàng mùa trồng rừng

Tập trung phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân

Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh; đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương

Cuộc sống mới ở Phăng Sô Lin

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ cơ giới hóa nông nghiệp

Tập trung chăm sóc cây mắc-ca

Khởi sắc Tà Hừa









