Thứ bảy, 17/05/2025 - 09:50
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Công An
    • Biên Phòng
    • Quân Sự
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Mường Tè
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Huyện Tam Đường
    • Xem thêm...
Văn hóa
─ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng: ─
Lắng đọng sức mạnh nguồn cội, lan tỏa không gian tín ngưỡng
Cập nhật: Thứ ba, 20/04/2021, 08:05:24/ Xuân Chường/http://baophutho.vn
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ ba, 20/04/2021 17:46
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Xuyên suốt hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ mà điểm nhấn quan trọng là Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại chất chứa nội hàm biểu trưng của lòng thành kính, tri ân của con dân đất Việt với công đức các Vua Hùng- những người có công dựng nước.

Con Lạc cháu Hồng dâng hương trong ngày Giỗ Tổ (năm 2016).

Con Lạc cháu Hồng dâng hương trong ngày Giỗ Tổ (năm 2016).

Trải qua bao dâu bể thời gian, hưng vong của các triều đại phong kiến, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn được gìn giữ, trao truyền và ngày càng lan tỏa mạnh mẽ khắp các vùng miền trở thành điểm hội tụ văn hóa tâm linh, lũy kế sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo nền tảng vững chắc, động lực mạnh mẽ cho nước Việt trường tồn, ngày càng phát triển hùng cường...

Cổng Đền được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Trên cổng có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành”

Cổng Đền được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Trên cổng có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành”

 Xuyên suốt thời gian...

 Lịch sử của dân tộc Việt Nam được mở đầu bằng thời đại Hùng Vương với công lao của các Vua Hùng khai sơn, phá thạch, mở mang, bồi đắp xây dựng nên nhà nước Văn Lang. Khắc ghi công lao to lớn ấy, người Việt đã suy tôn các Vua Hùng là Thủy tổ của dân tộc từ hàng nghìn năm trước.

Việc thờ cúng Hùng Vương đã trở thành tập quán, tín ngưỡng và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trải qua thời gian, phong tục này đã trở thành Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên mà đỉnh cao là thờ cúng Hùng Vương. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, tín ngưỡng này đã trở thành điểm tựa tinh thần, đức tin vào sự linh thiêng huyền diệu của Tổ tiên để người dân đất Việt thắt chặt khối đại đoàn kết đồng bào, chung sức chiến thắng thiên tai, giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn bờ cõi.

Truyền thuyết tại Đền Hùng kể lại: Sau khi được Vua Hùng thứ 18 nhường ngôi, Thục Phán đã dựng cột đá thề trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thề nguyện sẽ trọn đời bảo vệ giang sơn, gấm vóc mà Vua Hùng trao lại và đời đời hương khói trông nom lăng miếu Tổ tiên. Sang những năm đầu Công nguyên (40 - 43), Hai Bà Trưng phát động cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Hán đã đọc lời thề trên cửa sông Hát “Một xin rửa sạch nước thù/ Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng...”.

Thư tịch cổ “Đại Việt sử lược” và “Đại Việt sử ký toàn thư” đã khẳng định và lý giải về nguồn gốc, nguồn cội chung của dân tộc Việt Nam - các Vua Hùng. Thời Hậu Lê năm Hồng Đức thứ nhất đã cho soạn “Ngọc phả Hùng Vương” đã chép “Từ đời Nhà Đinh, Nhà Lê, Nhà Lý, Nhà Trần rồi đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (Cổ Tích)”, ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của đấng Thánh Tổ xưa”...

Thời Nhà Nguyễn kinh đô đặt tại Huế, năm 1823 Vua Minh Mạng đã cho rước bài vị thờ Hùng Vương vào thờ ở miếu Lịch đại Đế Vương, còn tại Đền Hùng thì cấp sắc để phụng thờ. Nghi lễ tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương được quy định cụ thể, chặt chẽ thể hiện sự tôn kính của các triều đại và nhân dân đối với Tổ tiên.

Trong cuốn “Ngọc phả Hùng Vương” do Trực học sỹ Nguyễn Cố soạn năm 1470 đã ghi lại: “...Phụng ban hương Trung Nghĩa (Cổ Tích) làm dân Trưởng tạo lệ, cấp 500 mẫu ruộng tại xã Hy Cương, lại cho thu thuế ruộng từ của một vùng trên từ Tuyên Quang, Hưng Hóa, dưới Việt Trì làm hương hỏa phụng thờ”.

Đến thời nhà Nguyễn, định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của thập kỷ), đến năm Khải Định thứ 2 (1917) đã ấn định ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm làm ngày Quốc lễ, tức trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương một ngày, còn ngày giỗ 11 tháng 3 Âm lịch do dân sở tại làm lễ...

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập Đảng, Nhà nước và nhân dân ta càng đặc biệt quan tâm tới việc thờ tự các Vua Hùng - Tổ tiên chung của dân tộc và chú trọng đầu tư kinh phí tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng khang trang hơn, xứng tầm là nơi thờ tự Tổ tiên chung của dân tộc.

Ngay sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 18/02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 22C NV/CC quy định về những ngày lễ lớn hàng năm, trong đó có ghi Giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ 01 ngày. Trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm Bính Tuất (1946), cụ Huỳnh Thúc Kháng - quyền Chủ tịch nước về dự Giỗ Tổ, dâng tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm nhằm kính cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái, dân an, thiên hạ thái bình thịnh trị, cùng nhau đoàn kết đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đền Hùng, gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên Phong

Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đền Hùng, gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên Phong

Ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Đền Hùng, gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Ngày 2/4/2007, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 Âm lịch).

Ngày nay, Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm là ngày lễ lớn - Quốc Lễ của cả nước và được Chính phủ quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương theo năm chẵn, năm tròn và năm lẻ (Nghị định số 82/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài). 

Nghi lễ rước kiệu về Đền Hùng trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là nghi lễ truyền thống được các xã vùng ven di tích duy trì, bảo tồn hàng ngàn năm nay.

Nghi lễ rước kiệu về Đền Hùng trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là nghi lễ truyền thống được các xã vùng ven di tích duy trì, bảo tồn hàng ngàn năm nay.

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn luôn được trao truyền, chiếm vị trí thiêng liêng nhất trong đời sống tinh thần của người Việt, có sức sống lâu bền và ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân. Yếu tố nội sinh của văn hóa dân tộc Việt Nam, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương góp phần quan trọng hun đúc lòng tự hào và tạo nên tinh thần đoàn kết, yêu nước thương nòi, dân tộc Việt Nam cùng một dòng máu Lạc Hồng, cùng một bọc mẹ sinh ra luôn được bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: “Con người có Tổ, có Tông, như cây có cội, như sông có nguồn”, “Cây có cội, nước có nguồn”... Ý thức người Việt thờ cúng các Vua Hùng cũng chính là để tôn vinh dân tộc mình. 

Giải bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng năm 2021.

Giải bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng năm 2021.

 Lan tỏa không gian

 Tri ân công đức Tổ tiên, ngàn đời nay, người Việt đã lập đền thờ và thờ cúng bậc Tổ chung của mình - các Vua Hùng tại non thiêng Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì). Các ngôi Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng ra đời gắn với quá trình phát triển của các làng xã quanh khu vực.

Từ đỉnh núi Hùng - Trung tâm thờ tự các Vua Hùng đầu tiên này, theo dòng chảy thời gian, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần dần lan tỏa tới các địa phương khác. Đầu tiên là các vùng đất quanh chân núi Nghĩa Lĩnh như đình làng Cổ Tích (xã Hy Cương), đình làng Trẹo (thị trấn Hùng Sơn), đình làng Cả (Tiên Kiên)…, sau đó lan tỏa khắp địa bàn Phú Thọ, Vĩnh Phúc, hầu như huyện, thành, thị nào cũng có những ngôi đền thờ Hùng Vương, vợ con, tướng lĩnh thuộc thời đại Hùng Vương, rồi lan tỏa ra các tỉnh, thành trong cả nước, tập trung ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung và tiến sâu vào đất phương Nam theo dấu chân mở cõi của người Việt. 

Điện Kính Thiên tại Đền Thượng

Điện Kính Thiên tại Đền Thượng

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay trong cả nước có 1.417 di tích thờ Hùng Vương và vợ con, tướng lĩnh thuộc thời đại Hùng Vương. Riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 345 di tích gắn liền với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, trong đó có 249 di tích đang thờ tự.

Phú Thọ là tâm điểm của thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với những hoạt động Lễ - Hội diễn ra trang nghiêm, thành kính tại các ngôi đền trên núi Hùng và các di tích thờ Hùng Vương ở tỉnh, thu hút hàng triệu đồng bào cả nước và kiều bào tham gia trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng hàng năm.

Cùng với Phú Thọ, để tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng, các địa phương có điểm thờ Hùng Vương như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Bình Phước, Khánh Hòa, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Kiên Giang… đều tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng theo hướng dẫn chung của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức nghi thức Giỗ Tổ Hùng Vương trong cả nước vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm một cách trang trọng, thành kính, thể hiện sự tri ân, công đức Tổ tiên của các thế hệ con cháu với công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Giỗ Tổ Hùng Vương đã thực sự trở thành ngày hội của đồng bào cả nước với nhiều chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống, hoạt động văn hóa dân gian của các vùng miền dân tộc. 

Điện Kính Thiên tại Đền Thượng

Không chỉ ở trong nước mà ở một số quốc gia trên thế giới, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng lập đền thờ các Vua Hùng như ở Califonia (Hoa Kỳ), Canada, Australia… hoặc các điểm thờ tự để đặt ban thờ, bài vị và tượng Hùng Vương để kiều bào cùng tổ chức lễ dâng hương nhớ về Tổ tiên trong ngày quốc lễ, như ở Nga, Séc, Lào,…

Việc thờ cúng Hùng Vương đã ăn sâu, lan tỏa rộng khắp, nơi đâu có người Việt sinh sống thì Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên - thờ Các Vua Hùng được người Việt tôn vinh và thờ tự. Những không gian Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ấy chính là sự hồi cố về quá khứ, về lịch sử, là những bằng chứng sinh động và đầy sức thuyết phục về sự bảo lưu và phát triển của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong cộng đồng người Việt.

Các di tích và địa điểm thờ tự Vua Hùng ở khắp nơi luôn được người Việt bảo tồn, gìn giữ và xây dựng chính là sự khẳng định giá trị tâm linh bền vững trong đời sống tinh thần của cộng đồng. Đó chính là hành trang tinh thần vô giá của cả dân tộc để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. 

Xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, lan tỏa mạnh mẽ vượt qua biên giới quốc gia, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã và đang trở thành điểm tựa tâm linh, giá trị văn hóa truyền thống, sợi dây kết nối bền chặt để “cả nước hướng về Đền Hùng và từ Đền Hùng nhìn ra cả nước”, con Lạc cháu Hồng chung vai góp sức gìn giữ, phát triển giang sơn giàu đẹp thỏa ước nguyện tiền nhân.

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Phong Thổ: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát

Lai Châu vững bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Cây chia – Hướng phát triển kinh tế mới của huyện Than Uyên

Trang Địa Phương

Thành phố Lai Châu Mường Tè Nậm Nhùn Phong Thổ Sìn Hồ Than Uyên Tân Uyên Tam Đường
Có thể bạn quan tâm
Bảo tồn văn hóa qua các tác phẩm nghệ thuật

Bảo tồn văn hóa qua các tác phẩm nghệ thuật

Chống mê tín dị đoan: Đừng đợi đến lúc không còn cơ hội

Chống mê tín dị đoan: Đừng đợi đến lúc không còn cơ hội

Kỳ 2: “Ánh sáng” từ một nghị quyết

Kỳ 2: “Ánh sáng” từ một nghị quyết

Sâu lắng vở kịch “Con đò của mẹ”

Sâu lắng vở kịch “Con đò của mẹ”

“Phá rào” hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh

“Phá rào” hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh

Làm giàu từ nghề thêu, dệt truyền thống

Làm giàu từ nghề thêu, dệt truyền thống

Vẻ đẹp mê hoặc của những đồi chè

Vẻ đẹp mê hoặc của những đồi chè

Gần 600 học viên được tập huấn, hướng dẫn triển khai ký kết xóa bỏ hủ tục

Gần 600 học viên được tập huấn, hướng dẫn triển khai ký kết xóa bỏ hủ tục

Tin cùng chuyên mục
Hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc
Hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc
Du lịch
06/05/2025 10:38
Những năm gần đây, ngành Du lịch Điện Biên đang từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc. Tiếp nối thành công Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024, sau một tháng bước vào mùa du lịch năm 2025, Điện Biên tiếp tục khẳng định là điểm đến không thể bỏ qua với nhiều du khách.
 Mạch nguồn nuôi dưỡng niềm tự hào dân tộc
Mạch nguồn nuôi dưỡng niềm tự hào dân tộc
Du lịch
06/05/2025 10:35
Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ không chỉ là chứng tích của lịch sử mà còn là mạch nguồn nuôi dưỡng niềm tự hào dân tộc, là điểm tựa cho những bước phát triển mới, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch và giáo dục truyền thống.
Doanh thu từ du lịch đạt 54,5 tỷ đồng trong 5 ngày nghỉ lễ
Doanh thu từ du lịch đạt 54,5 tỷ đồng trong 5 ngày nghỉ lễ
Xã Hội
05/05/2025 20:32
Số liệu thống kê từ các huyện, thành phố và các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, cho thấy, trong 5 ngày nghỉ lễ (từ ngày 30/4 -4/5/2025), tỉnh Lai Châu ước đón 72.759 lượt khách với tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 54,503 tỷ đồng (tăng 13% so với cùng kỳ năm 2024).
Chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam
Chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam
Văn hóa
28/04/2025 22:06
Tối 28/4, tại phố đi bộ huyện Phong Thổ, UBND huyện tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Than Uyên: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025
Than Uyên: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025
Văn hóa
26/04/2025 23:23
Tối 26/4, huyện Than Uyên tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Cùng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886-1/5/2025); hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025).
Đêm Tân Uyên Trà và Thơ
Đêm Tân Uyên Trà và Thơ
Văn hóa
26/04/2025 22:57
Tối 26/4, tại phố đi bộ Chu Văn An (thị trấn Tân Uyên), UBND huyện Tân Uyên tổ chức Đêm Tân Uyên Trà và Thơ năm 2025 với quy mô cấp huyện. Đồng chí Vũ Mạnh Hà - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự, chúc mừng.
Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Văn hóa
26/04/2025 22:20
Tối 26/4, tại Phố đi bộ Hoàng Diệu, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Lai Châu tổ chức Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 139 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025).
15 hội viên tham gia trại sáng tác tại huyện Tân Uyên
15 hội viên tham gia trại sáng tác tại huyện Tân Uyên
Văn hóa
26/04/2025 14:57
Từ ngày 24-28/4, Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác tại huyện Tân Uyên. Tham gia trại sáng tác có 15 hội viên các chi hội văn học nghệ thuật các huyện: Sìn Hồ, Tam Đường, Tân Uyên, thành phố Lai Châu tham gia thực tế thuộc các lĩnh vực: nhiếp ảnh, văn học, mỹ thuật.
Ngày hội “Hương sắc bản Mông” năm 2025
Ngày hội “Hương sắc bản Mông” năm 2025
Văn hóa
26/04/2025 10:52
Sáng 26/4, UBND xã Khun Há tổ chức Ngày hội “Hương sắc bản Mông” lần thứ III, năm 2025 tại bản du lịch cộng đồng Lao Chải 1 (xã Khun Há, huyện Tam Đường).
Phát triển du lịch xanh, bền vững
Phát triển du lịch xanh, bền vững
Du lịch
25/04/2025 13:37
Cao nguyên Sìn Hồ - mảnh đất có vẻ đẹp nguyên sơ, văn hóa đa dạng, khí hậu mát mẻ quanh năm, từ lâu đã được xác định là vùng động lực phát triển du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn tỉnh đang triển khai việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã theo tinh thần nghị quyết của Trung ương và chỉ đạo của Chính phủ, định hướng phát triển du lịch tại Sìn Hồ cũng đang đứng trước những chuyển động lớn, đan xen giữa thời cơ và thách thức.
Nét độc đáo trong các lễ hội truyền thống ở Phong Thổ
Nét độc đáo trong các lễ hội truyền thống ở Phong Thổ
Văn hóa
24/04/2025 16:09
Những năm qua, việc duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống đã giúp huyện Phong Thổ trở thành vùng đất hấp dẫn, giàu tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp “không khói”. Từ đó, huyện thu hút lượng lớn khách du lịch ghé thăm, trải nghiệm.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 2991 ngày 16/05/2025
Báo Lai Châu Số 2990 ngày 15/05/2025
Báo Lai Châu Số 2989 ngày 14/05/2025
Báo Lai Châu Số 2988 ngày 12/05/2025
Báo Lai Châu Số 2987 ngày 09/05/2025
Báo Lai Châu Số 2986 ngày 08/05/2025
Báo Lai Châu Số 2985 ngày 07/05/2025
Báo Lai Châu Số 2984 ngày 05/05/2025
Báo Lai Châu Số 2983 ngày 02/05/2025
Báo Lai Châu Số 2982 ngày 01/05/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo Lai Châu.
Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: Đường Nguyễn Lương Bằng - phường Đông Phong - TP Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.