Thứ hai, 04/12/2023, 13:35 [GMT+7]

A Chờ làm giàu

Thứ năm, 21/09/2023 - 11:37'
Câu chuyện về anh Giàng A Chờ ở bản Nậm Phát (xã Bản Bo, huyện Tam Đường) có thu nhập hơn 200 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp đang được bà con tìm đến học hỏi.

Trước đây, mỗi năm do chỉ sản xuất 1 vụ ngô, lúa với giống địa phương nên gia đình anh thuộc diện hộ nghèo của xã. Có sức khỏe, có đất sản xuất mà để gia đình thiếu đói, anh Chờ từng cảm thấy bản thân thất bại. Sau khi tham khảo nhiều mô hình kinh tế cùng với sự định hướng, tư vấn của cán bộ xã, bản, năm 2011, gia đình anh là hộ đầu tiên trong bản đăng ký chuyển đổi đất nương trồng ngô sang trồng chè; chuyển đổi sang gieo trồng giống ngô lai, lúa thuần chất lượng cao.
Để có kiến thức áp dụng vào sản xuất, anh Chờ tích cực tham gia các lớp tập huấn, dạy nghề ngắn hạn về trồng trọt, chăn nuôi do cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức. Đồng thời, mày mò học hỏi từ sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, mô hình kinh tế hiệu quả của địa phương rồi đúc rút kinh nghiệm áp dụng vào thực tế gia đình. Cần cù, dám nghĩ dám làm, giờ đây, gia đình anh có hơn 2ha chè chất lượng cao kim tuyên, mỗi năm, trừ chi phí thu gần 150 triệu đồng tiền bán chè búp tươi.

Anh Giàng A Chờ (thứ 2 từ trái sang) cùng dân bản Nậm Phát kiểm tra sâu bệnh trên cây chè.

A Chờ tâm sự: “Nhờ cán bộ huyện, xã hướng dẫn kỹ thuật, gia đình tôi có nguồn thu cao từ cây chè. Nhờ đó, có thêm điều kiện tái đầu tư vào chăn nuôi, xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp”.
Được biết, A Chờ vận động gia đình gieo trồng 1ha ngô lai, lúa thuần chất lượng cao. Thóc, gạo không chỉ đủ ăn còn bán ra thị trường thu hơn 10 triệu đồng/năm. Toàn bộ số ngô thu được, anh đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm và cá thương phẩm, mỗi năm thu thêm hơn 40 triệu đồng. Theo A Chờ, để sản xuất hiệu quả, trước hết phải chọn được loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao, bền vững. Tiếp đến là kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh. Những yếu tố này không tự nhiên có được mà đều phải tự học, tự tích lũy và sự cần mẫn, kiên trì.
Nhắc đến A Chờ, ông Hạng A Phình - Trưởng bản Nậm Phát cho biết: “Trong cuộc sống, anh Chờ luôn cầu tiến, tiên phong phát triển kinh tế gia đình, tham gia phong trào, hoạt động của bản, của xã. Là người chồng, người cha mẫu mực, xây dựng gia đình bình đẳng, hạnh phúc. Anh được dân bản nể phục bởi tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm. Bản cũng đang vận động, tuyên truyền bà con học hỏi để đầu tư phát triển các mô hình kinh tế như vậy”.
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá, anh Chờ đã xây nhà ở khang trang; nuôi các con học hành đầy đủ. Hàng năm, anh giúp đỡ từ 1-2 hộ có hoàn cảnh khó khăn về vốn, giống, kinh nghiệm sản xuất. Ghi nhận những nỗ lực đó, cá nhân anh đã được huyện, xã tặng nhiều giấy khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân vận và sản xuất kinh doanh giỏi.r

Thu Minh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Thiếu vắc-xin tiêm chủng mở rộng: Nhiều mối lo
Những năm qua, việc cung cấp vắc-xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đảm trách. Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, do thay đổi về cơ chế mua sắm...
Đam mê sáng tạo
Thấu hiểu những vất vả của người nông dân, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi, anh Giang Văn Quý, cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Than Uyên không ngừng học hỏi, nghiên cứu và có nhiều...