Thứ bảy, 12/07/2025 - 11:48
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bầu cử
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Biên Phòng
    • Công An
    • Quân Sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Huyện Tam Đường
    • Huyện Mường Tè
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Xem thêm...
Gương sáng bản mường
─ Bài dự thi viết về đề tài "Dân vận khéo" ─
Nơi đó có anh - người chiến sĩ biên phòng
Phương Lan
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ bảy, 24/08/2019 07:37
Chia sẻ qua Email
lc-icon - (BLC) - Hơn 10 năm công tác tại Đồn Biên phòng Hua Bum (huyện Nậm Nhùn), học theo Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, Thiếu tá Vàng A Lừ - nguyên Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Hua Bum đã để lại nhiều dấu ấn trong hành trình giúp đồng bào các dân tộc nơi đơn vị đứng chân xóa đói giảm nghèo, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc. Và hôm nay, mặc dù đã chuyển công tác về Phòng Chính trị - Bộ đội Biên phòng tỉnh, nhưng mỗi lần nhắc đến anh, cấp ủy, chính quyền và đồng bào các xã biên giới vẫn nhớ đến anh với tất cả niềm tin yêu, quý trọng.

Những câu chuyện “cổ tích” ở vùng biên

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng - xã Tả Lèng (huyện Tam Đường), ngay từ nhỏ cậu bé Vàng A Lừ đã ước mơ trở thành người lính biên phòng bảo vệ biên cương. Năm 2001, ước mơ đó trở thành hiện thực khi anh trúng tuyển Học viện Biên phòng. Sau 5 năm nỗ lực học tập, anh ra trường và được phân công công tác tại Đồn Biên phòng Hua Bum (huyện Mường Tè, nay là huyện Nậm Nhùn). Là người con của quê hương Lai Châu, hơn ai hết, anh thấu hiểu được những khó khăn vất vả của bà con, dân bản mình.

Chính vì vậy, khi nhận công tác tại Đồn Hua Bum, được giao nhiệm vụ vận động đồng bào xã Hua Bum phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, anh thường xuyên về cơ sở, tìm hiểu nguyên nhân cũng như nắm bắt tâm tự, nguyện vọng của Nhân dân trong xã. Một điều dễ nhận thấy nhất và cũng khiến anh trăn trở nhiều nhất là đồng bào các dân tộc ở xã Hua Bum vẫn sử dụng giống lúa địa phương, chưa biết thâm canh, bón phân cho cây trồng nên năng suất rất thấp. Song anh cũng cảm nhận được rõ sự khát khao vươn lên thoát nghèo trong mỗi người dân nơi đây, có điều phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào thì chưa ai có lời giải.

Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh hiểu “trăm nghe không bằng một thấy”, phải triển khai thành công mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả thì bà con mới nắm được kỹ thuật và khung thời vụ để làm theo. Đầu năm 2008, anh đã đề xuất Ban Chỉ huy Đồn Hua Bum hỗ trợ kinh phí để triển khai mô hình trồng lúa nước. Anh tự mua thóc giống, phân bón rồi chọn 2 hộ nghèo của 2 bản Pa Mu và Chang Chảo Pá triển khai cấy 800m2 giống lúa mới.

Gần 6 tháng triển khai mô hình cũng là khoảng thời gian khó quên với anh, bởi lần đầu tiên giống lúa mới được triển khai trên đồng đất Hua Bum. Rồi khi sâu bệnh chớm xuất hiện anh lo lắm, đôn đáo cùng cán bộ khuyến nông xã bám đồng ruộng, khoanh vùng khống chế kịp thời. Thời tiết năm đó thực sự rất khắc nghiệt, cả tháng không được giọt mưa, anh lại tìm cách dẫn nước từ mó, khe nước về… Không phụ công người chăm sóc, ngày thu hoạch cũng đến, năm đó cả 2 bản mất mùa do khô hạn, riêng 2 mảnh ruộng trồng thí điểm giống mới lại cho năng suất lại cao vượt trội, bông nào cũng trĩu hạt, khi thu về mỗi hộ được 50 bao thóc (cao gấp 3 lần so với giống địa phương).

Bà con đến tham quan ai cũng phấn khởi và chẳng ai bảo ai, vụ mùa năm sau bà con tự liên hệ, ra chợ huyện mua giống mới về trồng. Nhiều hộ ở xã Nậm Ban khi biết tin cũng tìm về học và cấy theo. Với giống mới thời gian trồng được rút ngắn, anh lại cùng đồng đội hướng dẫn bà con cấy lúa vụ 2. Sau này anh cùng đồng đội tiếp tục triển khai xây dựng 2 mô hình lúa lai giống mới tại các bản: Nậm Nghẹ và Chang Chảo Pá, Pa Cheo với diện tích 4,7ha. Cứ như vậy, bài toán thiếu đói hàng năm đã được giải quyết. Đến nay, hơn 90% hộ dân trong xã Hua Bum đã biết trồng giống mới cho năng suất từ 5 đến 7 tấn/ha. Lúa 2 vụ chiếm 80%. Nhiều hộ còn có thóc, lúa bán ra thị trường tăng thu nhập.

Thượng úy Lử

Thiếu tá Vàng A Lừ giúp bà con bản Chang Chảo Pá, xã Hua Bum nhận biết sâu bệnh trên cây lúa.

Một trong những mô hình đánh dấu sự chuyển biến căn bản trong phương thức chăn nuôi của người dân xã Hua Bum là mô hình chăn nuôi lợn của anh bộ đội Lừ. Sau nhiều ngày vận động bà con chăn nuôi phải chăm sóc, làm chuồng trại, đảm bảo vệ sinh môi trường bà con vẫn chưa nghe theo, năm 2009, anh đã xin ý kiến Ban Chỉ huy Đồn triển khai mô hình nuôi lợn theo phương thức nuôi nhốt. Huy động mỗi cán bộ, chiến sỹ trong Đồn đóng góp 200.000 đồng/người, được 6 triệu đồng, anh đã đi các bản tìm mua 7 con lợn nái sinh sản (giống địa phương) giao cho 7 hộ gia đình ở bản Nậm Nghẹ nuôi. Khi cấp lợn giống, anh đề nghị các hộ phải làm chuồng nuôi nhốt, lấy rau rừng, tận dụng ngô, khoai nấu cám cho lợn ăn.

Trong quá trình nuôi, anh hướng dẫn bà con vệ sinh và phòng dịch cho lợn. Nỗ lực lắm nhưng 1 con vẫn bị chết vì bệnh tụ huyết trùng, vừa buồn vừa xót, anh cùng các hộ dân chăm sóc kỹ hơn những con còn lại. Hễ con nào có dấu hiệu ăn ít là anh lại cùng thú y xã kiểm tra và tiêm thuốc trị bệnh, đặc biệt là tiêm vắc xin phòng dịch đúng định kỳ… Nhờ đó, đàn lợn lớn nhanh như thổi. Sau 12 tháng nuôi, mỗi con đẻ được 5 đến 8 con lợn con. Khi đàn lợn con tách được mẹ, anh bàn với các hộ chuyển 2 con lợn nhỏ cho hộ nghèo khác nuôi. Dần dần bà con thấy được lợi ích của việc nuôi nhốt nên bắt đầu làm chuồng trại và cho lợn ăn hàng ngày.

Sau 3 năm tổng kết mô hình đàn lợn đã sinh sản được hơn 70 con. Nhưng cái được lớn nhất là nhờ mô hình, 90% số hộ trong xã biết chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt, biết vệ sinh và phòng dịch nên đàn lợn trong xã không ngừng tăng hàng năm. Anh Lò A Thươn - hộ dân tộc Mảng ở bản Nậm Nghẹ tâm sự, năm 2009, tôi yêu một người con gái trong bản, nhưng nhà nghèo không có lợn để thách cưới, nên chỉ biết thương nhớ thôi. Nhờ bộ đội Lừ đứng ra nói giúp, bố vợ đồng ý cho tôi nợ 2 con lợn. Không chỉ hướng dẫn làm chuồng, anh Lừ còn giúp tôi cách chăm sóc sao cho lợn lớn nhanh. Một năm sau tôi đã có lợn trả bố vợ, số còn lại tôi nuôi và chọn, giữ những con đẹp làm con nái. Khi có kiến thức chăn nuôi tôi cứ nhân đàn, thời kỳ cao điểm lên tới 40 con. Có tiền tôi làm lại nhà ở khang trang kiên cố hơn. Các con tôi được đi học đầy đủ, vợ chồng tôi rất vui và biết ơn bộ đội Lừ nhiều.

Nói được làm được, anh Lừ được bà con trong xã tin yêu như người nhà. Cũng nhờ đó, anh đã vận động được 47 người nghiện trong xã đi cai nghiện tập trung. Anh cùng cán bộ Quân y của Đồn giúp đỡ người nghiện cắt cơn, được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh hỗ trợ thuốc men, đường sữa; vận động các hộ gia đình có người đi cai nghiện đóng góp gạo, thực phẩm chăm sóc cho bệnh nhân. Đồng thời, thường xuyên động viên, giúp người nghiện vượt qua sự cám dỗ của “nàng tiên nâu”, tái hòa nhập cộng đồng. Đến nay đã có 27/40 người nghiện được anh Lừ giúp đỡ không còn tái nghiện, tích cực cùng gia đình phát triển kinh tế.

Câu chuyện của anh Thào A Sính ở bản Pa Mu khiến chúng tôi vô cùng cảm phục. A Sính kể, ngày ấy tôi nghiện thuốc phiện nặng lắm, đã mấy lần tự vẫn mà không thành vì khổ quá. Biết trường hợp của tôi, anh Lừ đã đến nhà động viên, an ủi và giúp tôi làm lại cuộc đời. Sau hơn 1 tuần cắt cơn, các anh đã chăm sóc tôi như người thân, giúp tôi phục hồi sức khỏe. Bản thân tôi cũng tự nhủ sẽ không bao giờ hút thuốc phiện lên nữa. Khi tôi trở về nhà, việc đầu tiên là vợ chồng tôi khai hoang ruộng, anh Lừ cũng đến giúp. Có đất tôi nghe lời anh Lừ tích cực cấy giống lúa mới. Trên diện tích rừng nhận chăm sóc, vợ chồng tôi trồng thêm 3ha thảo quả. Năm ấy thảo quả được mùa được giá, gia đình tôi trúng đậm, bắt đầu thoát nghèo và có của ăn của để.

Tôi tiếp tục dồn vốn, vay thêm Ngân hàng chính sách xã hội huyện được 50 triệu đầu tư mua trâu, bò. Tôi không thả rông mà nghe anh Lừ làm chuồng nuôi nhốt. Hàng ngày tranh thủ cắt cỏ cho trâu ăn, mua ngô nấu cám. Đàn gia súc cứ phát triển có thời kỳ cao điểm tôi nuôi được 50 con. Đến nay, mỗi năm gia đình tôi thu về hơn 70 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí và trở thành hộ có kinh tế khá của bản. Nhiều lúc tôi vẫn không tin là mình có được cơ ngơi như ngày hôm nay, nếu không có bộ đội Lừ thì… Giọng anh nghẹn lại, bỏ lửng câu nói nhưng nhìn ánh mắt anh tôi hiểu tình cảm và sự trân quý mà anh dành cho bộ đội Lừ.

Năm 2013, anh Lừ được cấp trên tin tưởng bổ nhiệm chức vụ Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Hua Bum, với cương vị đó, anh đã tham mưu và thực hiện được nhiều phần việc giúp bà con nghèo xã Hua Bum vươn lên. Để hôm nay, câu chuyện về cây lúa nước, nuôi lợn hay cai nghiện ma túy đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân trong xã và trở thành câu chuyện “cổ tích” giữa đời thường, khi những mô hình, phần việc anh cùng đồng đội làm đều đem lại hiệu quả thiết thực cho đồng bào, để lại những dấu ấn quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo nơi biên cương Tổ quốc. 

Điểm tựa để vùng biên thay áo mới

Đồng chí Nguyễn Văn Cao - Chủ tịch UBND xã Hua Bum khẳng định, những năm qua, Đồn Biên phòng Hua Bum có nhiều đóng góp quan trọng cho xã trong công tác phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh, trong đó thể hiện rất rõ vai trò của đồng chí Vàng A Lừ. Tận tụy, gắn bó mật thiết với dân, anh được bà con tin yêu, mến phục, được lãnh đạo địa phương ghi nhận và đánh giá cao.

Xác định rõ trách nhiệm của bản thân, Thiếu tá Vàng A Lừ luôn gương mẫu trong từng lời nói, việc làm, nêu cao tinh thần đoàn kết, thương yêu đồng chí, đồng đội, coi đồng bào biên giới như anh em ruột thịt. Theo đó, đồng chí Lừ đã tham mưu cho Ban Chỉ huy đơn vị, tập trung tham mưu làm tốt công tác cơ cấu nhân sự, tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ xã Hua Bum nhiệm kỳ 2015-2020. Tham mưu cho HĐND, UBND triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Làm tốt công tác phối hợp với các ban, ngành đoàn thể, địa phương trong huy động, vận động Nhân dân phát triển kinh tế, xã hội.

Cùng với đó, Thiếu tá Lừ đã cùng cán bộ chiến sỹ đơn vị, đặc biệt là Đội vận động quần chúng, trực tiếp lao động giúp dân làm ruộng, nương, tu sửa nhà cửa được 336 buổi với 984 công. Vận động các em trong độ tuổi đến trường, tham gia ủng hộ quỹ “Vì trẻ thơ”, “Vì người nghèo” của địa phương. Tổ chức lấy gỗ, vật liệu dựng 4 nhà ăn cho các cháu Trường Mầm non Hua Bum, 6 phòng ngủ cho các cháu Trường Tiểu học xã Hua Bum. Vận động, tổ chức khám chữa bệnh cho 72 lượt bệnh nhân với tổng trị giá tiền thuốc gần 9 triệu đồng.

Vận động bà con ăn ở vệ sinh, vệ sinh bản làng được 357 buổi với 1.532 đoàn viên tham gia. Tổ chức thăm hỏi gia đình chính sách nhân các ngày lễ tết với trị giá quà 125 triệu đồng. Tổ chức cho dân tộc Mảng ở bản Pa Cheo, Nậm Nghẹ, Pa Mu, Chang Chảo Pá, Hua Pảng, Pa Pảng, Nậm Sảo 1, Nậm Nó 1, Nậm Cười ăn tết Nguyên đán với số tiền là 90 triệu đồng (theo chỉ đạo của UBND tỉnh). Ngoài ra, tích cực cùng cấp ủy, chính quyền vận động Nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, Toàn dân tham gia tự quản đường biên, cột mốc...

Sau hơn 10 năm công tác tại Đồn Biên phòng Hua Bum, chung sức cùng xã trong hành trình xóa đói giảm nghèo, đời sống người dân trong xã Hua Bum đã được cải thiện đáng kể, các điều kiện kinh tế, xã hội được nâng lên rõ rệt. Từ chỗ phải hỗ trợ cứu đói hàng năm, đến nay bà con đã chủ động được lương thực tại chỗ. 4/6 bản có điện lưới quốc gia, được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. 100% học sinh trong độ tuổi được đến trường. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 64%... Tình hình an ninh quốc phòng khu vực biên giới được giữ vững.

Cuối năm 2018, anh được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh điều động về nhận nhiệm vụ mới: Trợ lý Ban vận động quần chúng, Phòng Chính trị - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh. Ở vị trí công tác nào Thiếu tá Lừ cũng luôn nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Anh Lừ cho biết thêm: “Bản thân tôi luôn tâm niệm đã khoác trên mình bộ quần áo của người lính bộ đội Cụ Hồ, mình phải gần dân, gắn bó với Nhân dân, vì bình yên hạnh phúc của Nhân dân thì sẽ nhận lại từ Nhân dân niềm tin yêu, sự đùm bọc, giúp đỡ. Và cũng chính điều đó đã giúp tôi trưởng thành hơn, vững vàng hơn trong cuộc sống.”

Với những thành tích xuất sắc trong công tác, Thiếu tá Lừ được các cấp, các ngành tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen và nhiều danh hiệu cao quý, song với anh, niềm tin yêu của thủ trưởng, của đồng đội và đặc biệt là của Nhân dân chính là nguồn động lực lớn lao để anh tiếp tục cống hiến, trưởng thành trên con đường anh đã chọn.

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Lai Châu sắp xếp lại bộ máy: Khi người dân và chính quyền cùng đồng hành đổi mới

Kỳ 3: Dân chủ, công tâm trong sắp xếp cán bộ sau sáp nhập

Kỳ 2: Ý Đảng – thuận lòng dân

Có thể bạn quan tâm
Gương mặt trẻ tiêu biểu của Bộ đội Biên phòng tỉnh

Gương mặt trẻ tiêu biểu của Bộ đội Biên phòng tỉnh

Hạnh phúc khi được gắn bó với biển, đảo

Hạnh phúc khi được gắn bó với biển, đảo

Tuổi cao, gương sáng

Tuổi cao, gương sáng

Nữ bí thư chi bộ nhiệt tình, trách nhiệm

Nữ bí thư chi bộ nhiệt tình, trách nhiệm

Thủ lĩnh đoàn gương mẫu

Thủ lĩnh đoàn gương mẫu

Bí thư đoàn xã năng động

Bí thư đoàn xã năng động

Nỗ lực xây dựng quê hương Bình Lư phát triển giàu đẹp

Nỗ lực xây dựng quê hương Bình Lư phát triển giàu đẹp

Nghề viết và những đam mê

Nghề viết và những đam mê

Tin cùng chuyên mục
Mạnh dạn chuyển đổi sản xuất
Mạnh dạn chuyển đổi sản xuất
Gương sáng bản mường
30/05/2025 08:50
Xác định chè là cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hồng Thu (huyện Sìn Hồ) tập trung tuyên truyền, vận động hội viên chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng giống chè San Tuyết. Từ đó, nhiều gia đình hội viên có thu nhập cao, trở thành điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương, trong đó có chị Giàng Thị Sử (39 tuổi) ở bản Nà Kế 1.
Tận tâm, trách nhiệm
Tận tâm, trách nhiệm
Gương sáng bản mường
28/05/2025 11:08
Thực hiện Cuộc vận động: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đội ngũ nhà giáo Trường THCS Mường Than (xã Mường Than, huyện Than Uyên) luôn cố gắng, nỗ lực và đạt được nhiều kết quả trong sự nghiệp “trồng người”. Trong đó, nổi bật có cô Nguyễn Thị Lan Phương là tấm gương tiêu biểu về sự tận tâm, trách nhiệm với công việc.
Toả hương từ tình yêu nghề giáo
Toả hương từ tình yêu nghề giáo
Gương sáng bản mường
28/05/2025 10:44
Hai mươi năm gắn bó với sự nghiệp trồng người nơi vùng cao Lai Châu, cô giáo Phùng Thúy Phương, Trường TH&THCS Bản Hon (huyện Tam Đường) đã trở thành điểm tựa vững chắc cho nhiều thế hệ học trò dân tộc thiểu số. Không chỉ là giáo viên giỏi về chuyên môn, cô còn là tấm gương tận tụy, kiên trì, góp phần thay đổi nhận thức của phụ huynh, mở ra con đường học tập cho nhiều em nhỏ vùng khó khăn.
Gia đình văn hóa tiêu biểu
Gia đình văn hóa tiêu biểu
Gương sáng bản mường
21/05/2025 11:33
Gia đình chị Vàng Thị Số và anh Má Páo Sinh ở bản Sùng Chô (xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu) được biết đến là gia đình văn hóa tiêu biểu trong phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc; nuôi dạy các con chăm ngoan; đoàn kết với bà con trong bản; liên tục nhiều năm giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Vừa tròn đôi mươi, chị Số về làm dâu trong gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống. Với suy nghĩ, gia đình là mái ấm yêu thương, là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách, chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên, trong những năm qua, chị Số luôn cùng chồng vun đắp xây dựng tổ ấm nhỏ hòa thuận, hiếu thảo với bố mẹ chồng, đối xử tốt với các thành viên trong gia đình.
Cán bộ mặt trận hết lòng vì dân
Cán bộ mặt trận hết lòng vì dân
Gương sáng bản mường
16/05/2025 11:18
Thân thiện, cởi mở, gần gũi là những điều ai cũng cảm nhận khi gặp anh Phùng Hu Cà - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Tá Bạ (huyện Mường Tè). Đặc biệt, anh luôn nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu trong xây dựng, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, cuộc vận động, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Cán bộ biên phòng trả lại đồ đánh rơi cho du khách Trung Quốc
Cán bộ biên phòng trả lại đồ đánh rơi cho du khách Trung Quốc
Gương sáng bản mường
14/05/2025 21:35
Chiều 14/5, Đồn Biên phòng Cửa khẩu (BPCK) Ma Lù Thàng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu (Việt Nam) phối hợp với Trạm Kiểm tra biên phòng xuất nhập cảnh Kim Thủy Hà (Trung Quốc) tổ chức bàn giao, trao trả số tiền do Thiếu tá Nguyễn Duy Đông - Đội trưởng thủ tục, Trạm BPCK Ma Lù Thàng nhặt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát xuất nhập cảnh.
Vừ Thị Xia - cô gái người Mông giàu nghị lực
Vừ Thị Xia - cô gái người Mông giàu nghị lực
Gương sáng bản mường
14/05/2025 15:49
Người xưa dạy rằng “Vàng thử lửa, gian nan thử sức”. Và, cô gái người Mông - Vừ Thị Xia (25 tuổi, bản Thành Lập, phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu) đã và đang nỗ lực vươn lên, mạnh dạn thử sức mình trong kinh doanh, lập nghiệp ngay chính tại quê hương.
Đỗ Đào Tuấn Anh: Học sinh “3 tốt”
Đỗ Đào Tuấn Anh: Học sinh “3 tốt”
Gương sáng bản mường
09/05/2025 10:08
Thông minh, vui vẻ, hòa đồng và khiêm tốn là cảm nhận khi chúng tôi tiếp xúc với em Đỗ Đào Tuấn Anh - lớp 12A1, Trường THPT Mường Than (huyện Than Uyên). Hiện, Tuấn Anh là học sinh duy nhất của huyện vinh dự được tuyên dương danh hiệu “Học sinh 3 tốt” (đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt) cấp Trung ương, năm học 2023 - 2024.
Bác sĩ vùng cao nỗ lực phục vụ cộng đồng
Bác sĩ vùng cao nỗ lực phục vụ cộng đồng
Gương sáng bản mường
08/05/2025 22:03
Là bác sĩ trẻ người Mông, đến từ bản Nậm Bó (xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ), Sùng A Sang sớm nuôi ước mơ chữa bệnh cứu người và đã không ngừng nỗ lực để biến khát vọng ấy thành hiện thực. Dù tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ, anh đã nhanh chóng khẳng định năng lực chuyên môn vững vàng, tinh thần cầu tiến và sự tận tâm với người bệnh.
Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi
Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi
Gương sáng bản mường
07/05/2025 16:48
Anh Lý Văn Thắng ở Bản Bum (xã Bum Nưa, huyện Mường Tè) là một trong những cựu chiến binh (CCB) điển hình của địa phương về nỗ lực vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; tích cực tham gia các hoạt động phong trào tại địa phương.
Người quy tụ ý chí của nhân dân
Người quy tụ ý chí của nhân dân
Gương sáng bản mường
02/05/2025 07:23
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cống hiến xây dựng Nông trường chè Than Uyên (nay là Công ty Cổ phần Trà Than Uyên), ông Tạ Xuân Sắc về nghỉ hưu và tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng khu dân cư với vai trò là Phó Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố 15 (thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên). Trái tim nhiệt huyết và sôi nổi của ông đã quy tụ ý chí và thổi bùng khát vọng vươn lên của người dân trong từng khu phố.
Hết lòng vì sự nghiệp trồng người
Hết lòng vì sự nghiệp trồng người
Xã Hội
01/05/2025 10:18
Yêu thương học trò như người thân là tâm niệm mà cô giáo Hoàng Thị Vân Anh (Trường Tiểu học Mường Than, xã Mường Than, huyện Than Uyên) hướng đến. Do vậy, trong hơn 30 năm công tác trong ngành Giáo dục, dù được phân công giảng dạy ở các đơn vị trường còn nhiều khó khăn, song bằng tình thương, trách nhiệm với học sinh, cô giáo Vân Anh luôn cùng tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường nỗ lực vượt qua.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 3023 ngày 11/07/2025
Báo Lai Châu Số 3022 ngày 10/07/2025
Báo Lai Châu Số 3021 ngày 09/07/2025
Báo Lai Châu Số 3020 ngày 07/07/2025
Báo Lai Châu Số 3019 ngày 04/07/2025
Báo Lai Châu Số 3018 ngày 03/07/2025
Báo Lai Châu Số 3017 ngày 02/07/2025
Báo Lai Châu Số 3016 ngày 30/06/2025
Báo Lai Châu Số 3015 ngày 27/06/2025
Báo Lai Châu Số 3014 ngày 26/06/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo và phát thanh, truyền hình Lai Châu.
Quyền Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Hà - Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên - Nguyễn Ngọc Truyền - Trần Văn Dũng
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: 43A Nguyễn Chí Thanh - phường Tân Phong - tỉnh Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.