
Cô gái 15 tuổi và người cách mạng bị lưu đày

![]() |
Bò Lò Thị On (bên phải ảnh) cùng cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ nhân dịp ông về thăm bản Giẳng năm 1993. |
Năm 1948, luật sư Nguyễn Hữu Thọ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và luôn đi đầu trong phong trào tri thức yêu nước ở Sài Gòn. Trong ba tháng đầu năm 1950, ông đã tả xung hữu đột giữa lòng địch, đưa phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân thành phố lên tầm cao. Để tiếp tục hướng dẫn dư luận, phái đoàn phải tự in các thông cáo để phân phát tận tay đồng bào. Trưa 13/4/1950, Pháp bắt luật sư Nguyễn Hữu Thọ vì tội phát tán truyền đơn bất hợp pháp. Chính quyền Pháp không dám đưa Nguyễn Hữu Thọ ra toà vì sợ phản ứng của quần chúng. Qua những hoạt động của ông nên được đông đảo tầng lớp nhân dân tin tưởng và quý mến. Để cách ly ông với phong trào cách mạng đang sục sôi của thành phố, Pháp quyết định đày ông lên bản Giẳng (thuộc xã Mường Tè, huyện Mường Tè). Đây là nơi tận cùng phía Tây Bắc của đất nước. Cuộc sống còn hoang sơ, khó khăn nhằm mục đích đày đọa và giết chết dần một người cách mạng ý chí kiên trung, có ảnh hưởng lớn trong phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp cũng không ngờ được rằng, tại bản Giẳng, ông Nguyễn Hữu Thọ lại được bà con nhân dân đùm bọc, yêu mến, xem như người con của bản.
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ sống ở nhà trưởng bản, lại được cô cháu gái 15 tuổi Lò Thị On tận tình chăm sóc. Cô gái Lò Thị On ngây thơ hồn nhiên nhưng cuộc đời không kém phần éo le, cay đắng, bố chết sớm, mẹ bỏ đi lấy chồng, phải ở đợ với cậu ruột là trưởng bản Lý Văn Màn. Bà phải quần quật sáng ngày dọn dẹp, giặt, cơm nước cho cả gia đình, không thứ việc gì mà không đến tay. Nhưng được ở nhờ, không bị bỏ rơi là tốt lắm rồi. Bạn bè cùng trang lứa thấy thương On nên thường xuyên đến để giúp bà.
Bà On tâm sự: ngày 3 bữa bà dậy sớm nấu nước, chuẩn bị khăn tay cho ông Thọ rửa mặt, dọn cơm để ông ăn, phục vụ ông chu đáo. Buổi tối ăn cơm xong, ông Thọ bảo bà gọi các bạn cùng lứa với bà đến nhà để nói chuyện. Mỗi buổi tối như vậy, Nguyễn Hữu Thọ lại giảng giải cho mọi người về tinh thần yêu nước, đấu tranh cách mạng, không chịu khuất phục làm nô lệ cho thực dân Pháp. Ngày đi nương, tối về bà con, thanh niên trong bản lại tụ tập tại nhà trưởng bản để nghe Nguyễn Hữu Thọ nói chuyện. Bà con dân bản chăm chú lắng nghe ông nói: “Đừng bao giờ khuất phục trước số phận, bà con dân bản hãy tin vào cuộc đấu tranh anh dũng của cả dân tộc. Hãy tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, cuộc đấu tranh nhất định sẽ giành thắng lợi’’. Lúc mọi người về hết, ông Thọ lại ngồi đọc báo, đọc sách, bà lẳng lặng đi trải chiếu, đệm và bỏ màn để thầy ngủ. Từng đêm, trời về khuya lạnh giá, bà dậy xem ông đã ngủ chưa, nhẹ nhàng vén mép màn, kéo mảnh chăn ấp đắp cho ông.
Hàng ngày, khi công việc xong xuôi, ông Thọ lại gọi bà vào để dạy học cái chữ. Từ khi có ông Thọ trong nhà, cô gái Lò Thị On vui vẻ, hoạt bát và biết được nhiều điều bổ ích qua lời kể của thầy. Thời gian trôi nhanh, ăn tết xong, vào tháng 2/1951, người ta lại về chuyển ông Thọ đi. Giờ đây, đã gần 60 năm trôi qua, người đàn bà miền núi vẫn nghẹn ngào nhớ lại cái ngày tiễn đưa thầy. Cả bản lũ lượt kéo nhau đi bộ gần 5km ra bến sông Đà đưa tiễn. Trước khi rời xa, ông Thọ hứa sẽ quay trở lại thăm dân bản. Bà chỉ biết cúi mặt không dám nhìn, con thuyền đưa ông đi khuất dần sau dãy núi…
Bà biết từ đây, hình ảnh người thầy cách mạng đã dạy những bài học đầu đời cho mình tin vào cuộc sống sẽ mãi mãi hiện hữu trong trái tim. Hai năm sau, Lò Thị On về nhà chồng và lo lắng vun đắp gia đình.
Sau 43 năm xa cách, vào năm 1993, người cách mạng Nguyễn Hữu Thọ lúc đó 83 tuổi và đã trải qua nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, nguyên là Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam, quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch MTTQ Việt Nam vẫn giữ lời hứa lại trở về bản Giẳng thăm bà con. Chỉ trong giây lát, một lần nữa ông lại ôm bà On, một hơi ấm của lòng kính trọng và những giọt nước mắt rất đỗi yêu thương của người già lại lăn dài trên đôi má. Ông tặng bà chiếc khăn tay và 2m vải. Bà không dùng mà cất giữ cẩn thận như một vật quý giá. Khi cho chúng tôi xem ảnh, người đàn bà gần 80 tuổi sống nơi góc rừng Tây Bắc ngậm ngùi: “Các cháu không được lấy ảnh của bà đâu! Cán bộ bảo tàng Điện Biên về thăm và xin 2m vải, chiếc khăn tay đi rồi. Tiếc lắm! nhưng đành tặng lại cho Nhà nước thôi. Ông Thọ mất rồi. Bây giờ bà chỉ còn một kỷ vật duy nhất về ông là tấm ảnh chụp chung khi ông Thọ về thăm, nên bà phải giữ bên mình, lúc nào nhớ thì đem ra nhìn vậy.
Gia đình Nguyễn Hữu Thọ như nặng lòng với người dân bản Giẳng. Hai người con Nguyễn Hữu Phước, Nguyễn Mục Châu cũng lần lượt về thăm bà On và nhân dân bản Giẳng. Các ông như muốn tìm lại kí ức của người cha và tìm lại tình cảm ấm áp của bà con đã dành cho cha mình. Tại ngôi nhà của trưởng bản Lý Văn Màn ngày nào tấm bia lưu niệm được dựng lên, chứa đựng lòng thành kính, yêu thương dành cho người cách mạng Nguyễn Hữu Thọ như mới hôm qua.
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục

Tận tâm, trách nhiệm
Gương sáng bản mường
28/05/2025 11:08
Thực hiện Cuộc vận động: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đội ngũ nhà giáo Trường THCS Mường Than (xã Mường Than, huyện Than Uyên) luôn cố gắng, nỗ lực và đạt được nhiều kết quả trong sự nghiệp “trồng người”. Trong đó, nổi bật có cô Nguyễn Thị Lan Phương là tấm gương tiêu biểu về sự tận tâm, trách nhiệm với công việc.

Toả hương từ tình yêu nghề giáo
Gương sáng bản mường
28/05/2025 10:44
Hai mươi năm gắn bó với sự nghiệp trồng người nơi vùng cao Lai Châu, cô giáo Phùng Thúy Phương, Trường TH&THCS Bản Hon (huyện Tam Đường) đã trở thành điểm tựa vững chắc cho nhiều thế hệ học trò dân tộc thiểu số. Không chỉ là giáo viên giỏi về chuyên môn, cô còn là tấm gương tận tụy, kiên trì, góp phần thay đổi nhận thức của phụ huynh, mở ra con đường học tập cho nhiều em nhỏ vùng khó khăn.
Gia đình văn hóa tiêu biểu
Gương sáng bản mường
21/05/2025 11:33
Gia đình chị Vàng Thị Số và anh Má Páo Sinh ở bản Sùng Chô (xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu) được biết đến là gia đình văn hóa tiêu biểu trong phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc; nuôi dạy các con chăm ngoan; đoàn kết với bà con trong bản; liên tục nhiều năm giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Vừa tròn đôi mươi, chị Số về làm dâu trong gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống. Với suy nghĩ, gia đình là mái ấm yêu thương, là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách, chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên, trong những năm qua, chị Số luôn cùng chồng vun đắp xây dựng tổ ấm nhỏ hòa thuận, hiếu thảo với bố mẹ chồng, đối xử tốt với các thành viên trong gia đình.

Cán bộ mặt trận hết lòng vì dân
Gương sáng bản mường
16/05/2025 11:18
Thân thiện, cởi mở, gần gũi là những điều ai cũng cảm nhận khi gặp anh Phùng Hu Cà - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Tá Bạ (huyện Mường Tè). Đặc biệt, anh luôn nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu trong xây dựng, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, cuộc vận động, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Cán bộ biên phòng trả lại đồ đánh rơi cho du khách Trung Quốc
Gương sáng bản mường
14/05/2025 21:35
Chiều 14/5, Đồn Biên phòng Cửa khẩu (BPCK) Ma Lù Thàng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu (Việt Nam) phối hợp với Trạm Kiểm tra biên phòng xuất nhập cảnh Kim Thủy Hà (Trung Quốc) tổ chức bàn giao, trao trả số tiền do Thiếu tá Nguyễn Duy Đông - Đội trưởng thủ tục, Trạm BPCK Ma Lù Thàng nhặt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát xuất nhập cảnh.

Vừ Thị Xia - cô gái người Mông giàu nghị lực
Gương sáng bản mường
14/05/2025 15:49
Người xưa dạy rằng “Vàng thử lửa, gian nan thử sức”. Và, cô gái người Mông - Vừ Thị Xia (25 tuổi, bản Thành Lập, phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu) đã và đang nỗ lực vươn lên, mạnh dạn thử sức mình trong kinh doanh, lập nghiệp ngay chính tại quê hương.

Đỗ Đào Tuấn Anh: Học sinh “3 tốt”
Gương sáng bản mường
09/05/2025 10:08
Thông minh, vui vẻ, hòa đồng và khiêm tốn là cảm nhận khi chúng tôi tiếp xúc với em Đỗ Đào Tuấn Anh - lớp 12A1, Trường THPT Mường Than (huyện Than Uyên). Hiện, Tuấn Anh là học sinh duy nhất của huyện vinh dự được tuyên dương danh hiệu “Học sinh 3 tốt” (đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt) cấp Trung ương, năm học 2023 - 2024.

Bác sĩ vùng cao nỗ lực phục vụ cộng đồng
Gương sáng bản mường
08/05/2025 22:03
Là bác sĩ trẻ người Mông, đến từ bản Nậm Bó (xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ), Sùng A Sang sớm nuôi ước mơ chữa bệnh cứu người và đã không ngừng nỗ lực để biến khát vọng ấy thành hiện thực. Dù tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ, anh đã nhanh chóng khẳng định năng lực chuyên môn vững vàng, tinh thần cầu tiến và sự tận tâm với người bệnh.

Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi
Gương sáng bản mường
07/05/2025 16:48
Anh Lý Văn Thắng ở Bản Bum (xã Bum Nưa, huyện Mường Tè) là một trong những cựu chiến binh (CCB) điển hình của địa phương về nỗ lực vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; tích cực tham gia các hoạt động phong trào tại địa phương.

Người quy tụ ý chí của nhân dân
Gương sáng bản mường
02/05/2025 07:23
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cống hiến xây dựng Nông trường chè Than Uyên (nay là Công ty Cổ phần Trà Than Uyên), ông Tạ Xuân Sắc về nghỉ hưu và tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng khu dân cư với vai trò là Phó Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố 15 (thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên). Trái tim nhiệt huyết và sôi nổi của ông đã quy tụ ý chí và thổi bùng khát vọng vươn lên của người dân trong từng khu phố.

Hết lòng vì sự nghiệp trồng người
Xã Hội
01/05/2025 10:18
Yêu thương học trò như người thân là tâm niệm mà cô giáo Hoàng Thị Vân Anh (Trường Tiểu học Mường Than, xã Mường Than, huyện Than Uyên) hướng đến. Do vậy, trong hơn 30 năm công tác trong ngành Giáo dục, dù được phân công giảng dạy ở các đơn vị trường còn nhiều khó khăn, song bằng tình thương, trách nhiệm với học sinh, cô giáo Vân Anh luôn cùng tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường nỗ lực vượt qua.